Chứng cứ ý nghĩa chứng minh để buộc tội hay gỡ tội quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự do người hay pháp nhân thương mại thực hiện. Để có thể xác định được có tội phạm xảy ra hay không , hành vi của người nào đó hoặc pháp nhân có hải hành vi có tội hay không,..thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải dựa trên những gì có thật đã được làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục nhất định do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định. Những gì có thật dùng làm căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án được gọi là chứng cứ.
Căn cứ pháp lý của chứng cứ
Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 86. Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”
Để phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp và Hiến pháp năm 2013 về tăng cường tranh tụng, bảo đảm quyên bào chữa của người bị buộc tội, Bộ luật Tô tụng hình sự năm 2015 đã điều chỉnh khái niệm về chứng cứ theo hướng phá thể “độc quyền” trong việc thu thập chứng cứ. Theo đó, không chi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới được quyền thu thập chứng cứ (như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003), mà người bị buộc tội, người bào chữa và một số người tham gia tố tụng khác cũng có quyền thu thập hoặc cung cấp chứng cứ.
Trước hết, chứng cứ phải là những gì có thật. Tức là chứng cứ phải có tính khách quan. Chứng cứ phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định, đó có thể là cái mà người ta cầm được, nắm được, nhìn thấy được, đọc được... có thể chứng cứ tồn tại ở những dạng khác nhau như: các tình tiết, sự kiện được lưu giữ trong trí nhớ của người bị hại, nhân chứng... nhưng những sự kiện, tình tiết đó phải được thể hiện ra bằng một dạng vật chất nhất định như lời khai cùa người bị hại, chứng minh một sự thật, nhưng do không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định đều không được coi là chứng cứ. Việc không tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ sẽ làm mất giá trị của chứng cứ, nhân chứng…
Những nguyên tắc để tạo nên tính giá trị của chứng cứ
Một trong những nguyên tắc để tạo nên tính giá trị của chứng cứ đó là tính hợp pháp của chứng cứ. Tất cả chứng cứ đều phải được thu thập một cách hợp pháp, tuân theo quy định về trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Mọi trường hợp sự vật, hiện tượng có dấu hiệu
Và cuối cùng, điều cốt lõi của một chứng cứ đó là nó được dùng làm căn cử để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiêt khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Mục đích của việc đưa ra chứng cứ là để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội. Nếu chứng cứ không được sừ dụng trong quá trình giải quyết vụ án tức là giá trị chứng cứ không được công nhận, trong trường hợp này chứng cứ đã mất đi giá trị chứng minh. Chứng cứ được sử dụng ngoài việc đảm bảo tính khách quan và tính hợp pháp như trên còn phải đảm bảo tính liên quan. Điều này có nghĩa rằng, chứng cứ phải là những gì có thật liên quan đến vụ án được dùng làm căn cứ để xác định sự thật khách quan của vụ án.
Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội quy đinh tại Bộ luật Tố tụng Hình sự
Chứng cứ buộc tội là chứng cứ dùng để xác định tội phạm và người phạm tội. Ví dụ: Lới khai của người làm chứng về việc chính mắt trông thấy một người thực hiện hành vi phạm tội, dấu vân tay của một người tại hiện trường và kết quả giám định dùng làm căn cứ để buộc tội đối với người nào đó.
Chứng cứ gỡ tội là chứng cứ dùng để chứng minh hành vi của người bị buộc tội không phạm tội, phạm tội nhẹ hơn so với tôi mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ hoặc những chứng cứ chứng minh người bị buộc tội được hưởng những điều có lợi hơn so với sự buộc tội của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ví dụ, chứng cứ dùng để chứng minh hành vi của người bị buộc tội không phải chịu trách nhiệm hình sự như người bị buộc tội chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, không có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ hoặc do phòng vệ chính đáng…là những chứng cứ gỡ tội.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198,E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận