Có thể xin hoãn chấp hành hình phạt nhiều lần không?

“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi....

Hỏi: Bố tôi năm nay 67 tuổi phạm tội gây rối trật tự công cộng, bị Toà án tuyên phạt 2 năm tù. Khi bản án có hiệu lực, bố tôi có làm đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù và được Toà án chấp nhận vì lý do bị bệnh nặng, bố tôi bị huyết áp cao, được giám định là suy tim độ 3. Đến nay, bản án có hiệu lực đã được 2 năm, bệnh tình của bố tôi vẫn chưa thuyên giảm. Đề nghị Luật sư tư vấn, bố tôi có thể tiếp tục hoãn chấp hành hình phạt tù được không? (Hà Thu – Nam Định)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Thuỳ - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Điều 61 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây: a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục; b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến một năm. 2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới, thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”.
Nghị quyết 01/2007/NQ – HĐTP hướng dẫn về Điều 61 của BLHS như sau:
“Người bị xử phạt tù nếu có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng, đồng thời sau khi bị xử phạt tù không có hành vi vi phạm pháp luật nghiệm trọng, không có căn cứ cho rằng họ bỏ trốn và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hoãn chấp hành hình phạt tù: a) Là người bị bệnh nặng, tức là bị bệnh đến mức không thể đi chấp hành hình phạt tù được và nếu bắt đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ; do đó, cần thiết phải cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù để họ có điều kiện chữa bệnh; ví dụ: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu... Phải có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người bị xử phạt tù bị bệnh nặng và nếu bắt họ đi chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng của họ” (Tiểu mục 7.1, Mục 7).
“Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù
a) Người bị xử phạt tù bị bệnh nặng được hoãn chấp hành hình phạt tù một lần hoặc nhiều lần cho đến khi sức khỏe hồi phục” (Tiểm mục 7.3, Mục 7).
Như vậy, trong trường hợp của bố bạn, khi hết thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù mà bố bạn vẫn bị bênh nặng (theo kết quả giám định của Trung tâm giám định pháp y) thì bố bnj có thể tiếp tục xin hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khoẻ hồi phục theo quy định tại Mục 7 Nghị quyết số 01/2007/NQ – HĐTP.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.