Chủ thể của tội phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ đã đủ độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự...
Quy định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Luật Hình sự nước nào cũng quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nước nào cũng gióng nhau, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của mỗi nước, vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau: ở Anh từ 08 tuổi, ở Mỹ từ 07 tuổi, ở Thụy Điển từ 15 tuổi…- Ở nước ta, căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, có tham khảo luật hình sự của các nước khác trên thế giới và trong khu vực, bộ luật hình sự đã quy định:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Vấn đề đặt ra về lý luận cần phải giải quyết, đó là vì sao người chưa đủ 14 tuổi lại không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ gây ra ? Khoa học luật Hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Người chưa đủ 14 tuổi về mặt sinh lý trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả nặng tự chủ khi hành động nên họ không bị coi là có lỗi về hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện. một hành vi được coi là không có lỗi cũng tức là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên họ không phải chịu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội do vô ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ: Nguyễn Văn A, 15 tuổi 2 tháng trong lúc ngồi chơi cùng các bạn do hiếu động nên đã rủ các đốt lá cây nhằm sởi ấm, không may ngọn lửa cháy mạnh nên đã cháy lan vào đống rơm nhà bà Nguyễn Thị B, sau đó ngọn lửa cháy vào cả trong nhà, làm gia đình bà B bị thiệt hại tài sản lên tới hơn 100 triệu đồng. Bà B yêu cầu khởi tố hình sự đối với A, nhưng xét thấy A chưa đủ 16 tuổi, lại do lỗi vô ý nên cơ quan điều tra đã không tiến hành khởi tố vụ án mà chuyển vụ án sang tòa dân sự để giải quyết.
Một số trường hợp không có năng lực hình sự dù đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Nếu một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng họ không nhận thức được hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội hoặc nhận thức được nhưng không điều khiển được hành vi đó là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự, thì tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Như vậy, dấu hiệu để xác định một người không có năng lực trách nhiệm hình sự là mắc bệnh (theo tiêu chuẩn y học) và tâm lý (mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển). Cả hai dấu hiệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cái này là tiền đề của cái kia và ngược lại. Một người vì mắc bệnh nên mất khả năng điều khiển và bị mất khả năng điều khiển vì họ mắc bệnh. Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận.
Thực tiễn xét xử cho thấy có trường hợp một người bị mắc bệnh tâm thần nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự bởi vì khi thực hiện hành vi phạm tội họ không mắc bệnh. Pháp luật nước ta cũng như một số nước trên thế giới đều quy định: chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự).
Chỉ khi nào người mắc bệnh tâm thần tới mức làm mất khả năng nhận thức hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra mới được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu bệnh của họ chưa tới mức làm mất khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, họ phải chịu toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm hình sự.
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận