Động cơ phạm tội của tội phạm

Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Trong một số ít trường hợp động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu cua cấu thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm.

Khi nói tới động cơ là phải xét đến hoạt động. Động cơ là tiền đề, điều kiện đầy đủ nhất của hoạt động. Không có động cơ sẽ không có hoạt động của con người. Động cơ đóng vai trò thúc đẩy, duy trì hoạt động, là mục đích cuối cùng của hoạt động.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm động cơ phạm tội

Trong tâm lý học có rất nhiều quan niệm khác nhau về động cơ hoạt động của con người, song điểm chung thống nhất trong cách nhìn nhận về hiện tượng tâm lí này là xem động cơ là sự định hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hành vi, hoạt động của con người. Trên cơ sở phân tích các quan niệm khác nhau về động cơ, chúng tôi cho rằng: “Động cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó”.

Động cơ phạm tội của tội phạm

Như đã đề cập đến khái niệm động cơ, ta điều hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động trong suốt quá trình hoạt động của mình. Động cơ được hình thành trên cơ sở nhu cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.

Nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con người. Hành vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể hóa nhằm đạt được những mục đích có chủ định và mong muốn. Quá trình thực hiện tội phạm cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm tội. Động cơ phạm tội theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý, cẩu thả hay quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.

Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian...khi không có hành vi khách quan, những biểu hiện về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi khách quan. Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa hành vi khách quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực hiện hành vi phạm tội này trở thành tội phạm. Như vậy, động cơ có phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động phạm tội đạt mục đích.

Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp. Hành vi phạm tội là hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn khách quan. Và khi thực hiện hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu của người phạm tội. Nhận thức giúp con người xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm xúc làm cho họ gắn với mục tiêu hơn, ý chí giúp họ vượt qua khó khăn trong trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là kết quả tác động của cá nhân người phạm tội với môi trường, hay nói cách khác khi nói đến nguyên nhân dẫn người phạm tội thực hiện tội phạm là nói đến nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu hoặc đạt tới một mục đích nào đó. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội bao giờ cũng có động cơ nhất định thúc đẩy. Không có động cơ tâm lý thúc đẩy thì không thể có hành vi phạm tội.

Ví dụ: Động cơ phạm tội của tội trộm cắp tài sản là yếu tố vật chất. Yếu tố vật chất thúc đẩy hành vi của họ từ bên trong dẫn tới mục đích phạm tội trộm cắp tài sản ra bên ngoài. Họ trộm cắp tài sản nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới hành động cướp tài sản.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:[email protected],[email protected].