Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quán, sừ dụng, mua bán, trao đổi.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định Bộ luật hình sự

“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Thứ hai, bình luận về hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định củaBộ luật hình sự năm 2015

(i) Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là:

Hành vi của người biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có tuy không hứa hẹn trước nhưng vẫn cất giữ, bảo quán, sừ dụng, mua bán, trao đổi.

(ii) Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thể hiện ở hành vi không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có.

Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có: là do người khác để nhờ, cất giấu tài sản do phạm lội mà có ở nhà mình hoặc nơi mình ở.v.v...

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là: chuyển đổi những tài sản đó, mua bán, trao đổi bằng hiện vật những tài sản đó.

Tài sản nói trong điều luật là những tài sản có được do hoạt động phạm tội mà có như do cướp, trộm, lừa đảo, tham ô,v.v... mà có. Như vậy người phạm tội không tham gia vào hoạt động phạm tội mà chỉ chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải chú ý h'ai vấn đề sau:

- Người có hành vi chứa chấp tiêu thụ không có sự hứa hẹn, bàn bạc, thỏa thuận, trước với người có tài sản phạm pháp.

- Người chứa chấp tiêu thụ biết rõ tài sản này là tài sản có được do hoạt động phạm tội nhưng không biết tội phạm đó xảy ra ở đâu, khi nào.

Đây là cơ sở giúp chúng ta phân biệt có hay không có đồng phạm với những tội phạm khác.

Thực tiễn trong công tác xét xử cho thấy trường hợp người có hành vi thường xuyên chứa châp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, trở thành cơ sở thường xuyên cung câp tiên của, lương thực.v.v. cho bọn tội phạm và tạo các điều kiện khác để bọn tội phạm hoạt động hoặc khích lệ, cô vũ bọn tội phạm hoạt động thì cũng bị coi là đông phạm với vai trò là người giúp sức.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được tài sản mình chứa chấp tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng do vụ lợi hoặc động cơ khác nên vẫn chứa chấp, tiêu thụ.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi do luật định.

(iii) Về hình phạt

Quy định tại điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected].