Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,....
Hỏi: Con trai tôi (19 tuổi) nghiện ma tuý, và thường xuyên giao du với những thanh niên hư hỏng trong xã. Vì để có tiền chích hút, con trai tôi đã nảy sinh ý định trộm cắp tiệm vàng X. Tối ngày 8/10, sau khi đã chuẩn bị đủ 1 con dao mổ lợn, 1 đèn pin và 1 chiếc balô, nhân lúc gia đình chủ tiệm vàng đi vắng, con trai tôi đã lẻn vào nhà để thực hiện ý đồ của mình. Tuy nhiên, đang lúc thực hiện hành vi thì con gái H của nhà này đi học thêm về, nhìn thấy con trai tôi, H đã hô hoán mọi người, con trai tôi vì hoảng sợ đã dùng dao mổ lợn đâm nhiều nhát vào H, dẫn đến H tử vong tại chỗ. Sau đó, con trai tôi đã cầm vàng chạy trốn. Hiện cơ quan công an vẫn đang điều tra tìm kiếm con trai tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu bị bắt con trai tôi sẽ bị kết án về những tội danh gì? Với mức phạt tù là bao nhiêu năm? (Lê Hường – Bình Dương)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thị Thuỳ - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Điều 133 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội cướp tài sản như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.
Để cấu thành tội cướp tài sản đòi hỏi người có hành vi phạm tội phải có hành vi dùng vũ lực như đấm, đá, đâm, chém, … để chiếm đoạt tài sản; hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc như dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay; hoặc có hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào trình trạng không thể chống cự được. Trong trường hợp của chị, mặc dù hành vi ban đầu của con trai chị là hành vi trộm cắp tài sản, nhưng khi bị H phát hiện ra hành vi thì con trai chị đã có hành vi dùng dao đâm H, đây là hành vi “hành hung để tẩu thoát” nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản do đó hành vi của con trai chị đã chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự. Mà hành vi đâm H của con trai chị đã dẫn đến hậu quả làm nạn nhân chết, do đó con trai chị sẽ bị kết án về tội giết người, quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự như sau:
“Tội giết người: 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, với hành vi phạm tội của mình, con trai chị sẽ bị kết án với hai tội danh là tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 133 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; và tội giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự, mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hình phạt tù đối với con trai chị sẽ là hình phạt tổng hợp của hai tội danh trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận