Hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn có phải chấp hành hình phạt phạt tiền hay không?

Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại thì được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

Hỏi: Anh Mạnh phạm tội biển thủ công quỹ của cơ quan. Anh bị đuổi việc và phải chấp hành hình phạt phạt tiền. Anh Mạnh đã trả được ½ số tiền phạt. Tuy nhiên, không may sau đó anh mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vợ mất sớm, anh tần tảo nuôi đứa con nhỏ, thu nhập chỉ trông cậy vào công việc trước đây. Hiện giờ toàn bộ tiền và tài sản đều dùng vào việc chữa chạy căn bệnh của anh. 2 năm trôi qua mà bệnh cũng không thấy có tiến triển. Anh không còn khả năng chi trả số tiền phạt mà bản án đưa ra. Vậy anh Mạnh có phải tiếp tục trả nốt số tiền phạt còn lại hay không? (Vũ Anh Tú – Hà Nội).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nghiêm Thị Hà Phương - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh/chị hỏi, tôi xin trích dẫn quy định tại khoản 5 Điều 62 Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại”.

Dựa vào quy định của pháp luật nêu trên, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn cho anh Mạnh chấp hành phần tiền phạt còn lại vì anh Mạnh thuộc vào trường hợp hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do đau ốm, không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198; hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.