Hợp tác quốc tế đang trở thành xu hướng của cả thế giới, trong Bộ Luật tố tụng Việt Nam có quy định về một số việc liên quan đến vụ án như tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan có liên quan và xử lí trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam.
Theo điều 497, Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về việc tiếp nhân chuyển giao tài liệu, đồ vật có liên quan:
“Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được thực hiện theo quy định của điều ước quôc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Bộ luật này, pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan”
Việc tiếp nhận, chuyển giao đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng ở nước ngoài được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp nhận yêu cầu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia khác truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khi dẫn độ người phạm tội.
Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án là rất quan trọng, trong đó có thể chứa đựng những tài liệu, đồ vật để buộc tội, gỡ tội cho người bị yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị dẫn độ. Tuy vậy, việc tiếp nhận, chuyển giao này có liên quan đến tài sản của các quốc gia nên thường có xung đột pháp luật. Chính vì vậy điều 497 quy định việc tiếp nhận, chuyên giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (quy định của Bộ luật này), pháp luật về tương trợ tư pháp và quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Trong một sổ trường hợp mặc dù là tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án hhưng không thể được chuyển giao trong hoạt động hợp tác quốc tế, đó là các đồ vật, tài liệu thuộc bí mật quân sự, bí mật công tác hoặc bí mật quốc gia không được tiết lộ hoặc là các đồ vật bị cấm mang qua biên giới cũng không được chuyển giao (vũ khí, ma túy, di vật, cổ vật...). Đối với những trường hợp không chuyển giao cho phía nước ngoài, cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể cung cấp, mô tả, phản ánh cho các cơ quan tiến hành tố tụng nước ngoài.
Thứ hai, về việc xử lí trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam
Theo điều 498, Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, có quy định về xử lí trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam :
“Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyển của nước ngoài, cơ quan có thẩm quyên của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự cùa Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.”
Theo quy định tại điều 32 Luật tương trợ tư pháp thì dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác, người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
Từ chối dẫn độ là việc cơ quan tiến hành tố tụng của quốc gia được yêu cầu dẫn độ không thực hiện dẫn độ khi có những lý do không thể thực hiện việc dẫn độ đó.
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng trong hoạt động dẫn độ được nhiều nước thừa nhận đó là không dẫn độ công dân nước mình. Theo điều 35 Luật tương trợ tự pháp đã quy định những trường hợp từ chối dẫn độ cho nước ngoài, trong đó quy định nếu người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam thì Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ từ chối dẫn độ. Tính hợp lý thể hiện ở chỗ:
Nguyên tắc đó khẳng định chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế được thừa nhận trong pháp luật quốc tế hiện đại.
Nguyên tắc đó tạo ra sự thuận nhất định hoạt động tư pháp của quá trình tiến hành tố tụng, việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án sẽ được thực hiện tốt ở mọi quốc gia mà người phạm tội là công dân. Quá trình giải quyết vụ án sẽ thuận tiện trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và các thông tin về cá nhân người phạm tội.
Không dẫn độ công dân Việt Nam nhưng vẫn phải đảm bảo người phạm tội phải bị xử lý. Chính vì vậy điều luật quy định cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Việt Nam phải quy định các biện pháp cụ thể để xử lý người phạm tội.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- 1.Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- 2.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- 3.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận