Hỏi cung bị can có ý nghĩa lớn trong việc điều tra, xác định sự thật khách quan của vụ án.
Quy định này hướng đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền; lợi ích của bị can, ngăn ngừa bức cung và dùng nhục hình đối với bị can.
Căn cứ pháp lý
TạiĐiều 182 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 183. Hỏi cung bị can
1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
.....
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Hỏi cung bị can là gì?
Hỏi cung bị can là hoạt động điều tra theo tố tụng (trong khoa học điều tra hình sự gọi là biện pháp điều tra), do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định.
Hỏi cung bị can có ý nghĩa lớn trong việc điều tra, xác định sự thật khách quan của vụ án. Do đó, về thời gian, việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Về địa điểm, có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.
Như vậy, theo quy định của điêu luật đang bình luận, Điều tra viên được quyền hỏi cung bị can trước khi có quyêt định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát.
Sự có mặt của kiểm sát viên khi hỏi cung
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung quy định trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung.
Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can. Quy định này, một mặt vừa đảm bảo hoạt động hỏi cung bị can được kiểm sát chặt chẽ bởi Viện kiểm sát, mặt khác bảo đảm quyên bào chữa của bị can.
Sự có mặt của kiểm sát viên và người bào chữa sẽ tránh được những vi phạm quyền của bị can.
Bảo đảm quyền lợi của bị can
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải báo trước một thời gian hợp lí cho người bào chữa về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng (bao gồm hoạt động hỏi cung bị can) mà họ có quyền tham gia.
Điều luật cho thấy quan điểm của nhà làm luật hướng đến bảo đảm quyền của bị can. Thời gian hợp lí nên hiểu là khoảng thời gian nhằm đảm bảo cho người bào chữa cố thể thu xếp, chuẩn bị tham gia hoạt động hỏi cung bị can, bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lí, trợ giúp pháp lí tốt nhất cho bị can.
Quy định này sẽ phát huy tác dụng, thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự của Nhà nước Việt Nam khi được thi hành đúng đắn, công tâm.
Các nguyên tắc và thủ tục
Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc này phải ghi vào biên bản.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.
Không hỏi cung bị cạn vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Đêm được tính từ 22 giờ đên 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể hơn những trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại điều luật đang bình luận. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:
- Bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra;
- Có căn cứ xác định việc điều ưa vi phạm pháp luật
- Trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.
Các quy định khác
Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định cùa Bộ luật hình sự năm 2015.
Điểm mới của điều luật
Khoản 6 là quy định mới bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Quy định này hướng đến ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật, vi phạm quyền; lợi ích của bị can, ngăn ngừa bức cung và dùng nhục hình đối với bị can.
Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ưa phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.
Theo quy định tại điều 2 Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 số 110/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015: “Giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cụ thể nơi có điều kiện đế thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình cỏ âm thanh hoạt động hỏi cung bị can kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 thì thực hiện thong nhất việc ghì âm hoặc ghì hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc”
Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận