Việc dùng hung khí nguy hiểm sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vì vậy, việc hiểu rõ thế nào là vũ khí nguy hiểm rất quan trọng trong thực tiễn xét xử.
Hung khí nguy hiểm theo quy định của Bộ luật Hình sự
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 1999) và Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Sau đây gọi là Bộ luật Hình sự năm 2015) thì việc sử dụng "hung khí nguy hiểm" là một trong những căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và quyết định mức hình phạt đối với tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Bởi vì, việc dùng hung khí nguy hiểm sẽ làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội nên đây là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiểu thế nào là hung khí nguy hiểm thì thực tiễn xét xử thời gian qua còn có sự nhận thức khác nhau. Không chỉ nhận thức của những người tiến hành tố tụng mà ngay cả hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này cũng chứa đựng những điều bất ổn về mặt lý luận cũng như đối chiếu với tinh thần của pháp luật thực định.
Hung khí nguy hiểm theo các văn bản pháp luật có liên quan
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật Hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.
Tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP nêu trên đã hướng dẫn: “2.1. Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12.8.1996 của Chính phủ).2.2. Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. (a). Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…; (b). Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Như vậy có thể thấy, hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP viện dẫn ở trên đã đồng nhất khái niệm “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999 và Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khái niệm “sử dụng vũ khí, phương tiện khác” quy định trong tội cướp tài sản.
Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể của người bị hại gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe. Đây là tội có cấu thành vật chất, hành vi phạm tội phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tội phạm mới hoàn thành. Tỷ lệ thương tích vừa là yếu tố định tội (khung cơ bản) vừa là yếu tố định khung tăng nặng. Tỷ lệ thương tích gây ra càng cao thì khung hình phạt quy định cũng như hình phạt được áp dụng càng cao (tỷ lệ thuận). Nếu loại trừ yếu tố chủ quan của người phạm tội thì việc sử dụng vũ khí, phương tiện khác có tính năng càng cao (độ sắc, nhọn, cứng, nặng,…) thì thương tích gây ra càng cao. Khác với tội cướp tài sản, hậu quả của tội cố ý gây thương tích là thương tích đã gây ra, do đó việc sử dụng công cụ, phương tiện để gây ra thương tích là đặc điểm riêng của tội này. Khi người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện thực hiện hành vi gây thương tích thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo mức độ nặng nhẹ tương ứng với thương tích gây ra cho nạn nhân. Thực tế cho thấy, để gây ra thương tích cho người khác không một ai lựa chọn sử dụng các vật nhẹ, mềm để làm công cụ, phương tiện phạm tội. Hung khí nguy hiểm có thể là một trong những loại vũ khí hoặc phương tiện khác, tuy nhiên không phải mọi loại vũ khí và phương tiện khác đều là hung khí nguy hiểm. Cần phải hiểu hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích là những loại công cụ, phương tiện mà khi người phạm tội sử dụng ngoài việc gây ra thương tích còn có nguy cơ gây thiệt hại cho tính mạng của nạn nhân (hậu quả khác với hậu quả của tội cố ý gây thương tích). Chẳng hạn như dùng dao nhọn đâm vào ngực, vào bụng nạn nhân là thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm; còn trường hợp dùng gạch, đá, gậy cứng đánh vào tay, vào chân của người bị hại thì không thể coi là dùng hung khí nguy hiểm. Do đó, không thể đồng nhất khái niệm dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích với khái niệm sử dụng vũ khí, phương tiện khác trong tội cướp tài sản.
Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:
(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.
(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.
Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest
Xem thêm:
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận