Khái niệm hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự

Khái niệm hình phạt được quy định tại Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam bao gồm hai nhóm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính là hình phạt có thể được tuyên độc lập và với mỗi tội phạm chỉ áp dụng một hình phạt chính. Hình phạt bổ sung là hình phạt được tuyên cùng hình phạt chính và có thể áp dụng đồng thời nhiều hình phạt bổ sung cùng lúc.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") đưa ra khái niệm hình phạt như sau: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó."

Hình phạt có những đặc trưng cơ bản sau:

-Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, có nhiều biện pháp cưỡng chế như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật. So với các biện pháp cưỡng chế khác thì chỉ có hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, vì: hình phạt đánh vào lợi ích kinh tế, hình phạt hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, hình phạt được ghi vào lai lịch tư pháp, cá biệt hình phạt còn loại bỏ quyền được sống của người phạm tội..v.v

-Hình phạt chỉ được áp dụng với người phạm tội. Quy định này vừa thể hiện trong Điều 26 về khái niệm hình phạt vừa thể hiện tính nguyên tắc cơ sở trách nhiệm hình sự (Điều 2 Bộ luật Hình sự): "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Luật Hình sự Việt Nam chỉ cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội chỉ người nào phạm tội người ấy mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa của pháp Luật Hình sự Việt Nam, thể hiện mục đích áp dụng hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội.

- Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do Toà án quyết định áp dụng bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội. Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự đều khẳng định Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ có Toà án mới có quyền xét xử và ra bản án hình sự bằng hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, chính xác, khách quan, bảo đảm không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quy định này thể hiện tính kiên quyết, thận trọng của Nhà nước trong đấu tranh chống tội phạm đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của công dân, và thể hiện sự thống nhất giữa tội phạm và hình phạt. Tội phạm là cơ sở phải chịu hình phạt, ngược lại hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm nhằm trừng trị vào giáo dục người phạm tội, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm.

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Trong đó, hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, cấm cư trú, quản chế, phạt tiền (khi không được áp dụng là hình phạt chính), trục xuất (khi không được áp dụng là hình phạt chính), tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Hình phạt được đặt ra không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].