Khái quát về pháp luật tố tụng hình sự trước năm 1945

Luật tố tụng hình sự nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài, để hiểu rõ thêm về quá trình phát triển của pháp luật tố tụng hình sự ta cùng đi tìm hiểu lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự qua từng giai đoạn lịch sử đặc biệt là trước năm 1945.

Nghiên cứu lịch sử phát triển của pháp luật tố tụng hình sự giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn, sâu sắc hơn về pháp luật tố tụng từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách cải thiện bộ luật Tố tụng hình sự.Là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp lý,trong quá trình hình thành và phát triển trong suốt hơn sáu mươi năm của mình, pháp luậtViệt Nam đã trải qua những bước thăng trầm hãy cùng xem pháp luật tố tụng của đất nước chúng ta những năm trước năm 1945.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Pháp luật tố tụng hình sự trước năm 1945

Luật tố tụng hình sự nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhiều sử liệu cho phép khẳng định sự tồn tại của luật tố tụng hình sự trong chế độ phong kiến. Tuy nhiên, luật tố tụng hình sự với tư cách là ngành luật độc lập như hiện nay thì chưa cổ ở giai đoạn lịch sử đó.

Các quy định của luật tố tụng hình sự được ban hành lẫn trong các quy định của luật hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình.Các triều đại phong kiến nước ta đã sử dụng triệt để luật tố tụng hình sự để bảo vệ lợi ích của mình.

Hình thư triều Lý, Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ... đều chứa đựng các quy định về tố tụng như: “Những người làm chứng trong việc kiện tụng nếu xét ra ngày thường đôi bên kiện tụng hay có thù oán thì không cho phép ra làm chứng. Nếu những người ấy giấu giếm ra làm chứng thì bị ghép vào tội không nói đúng sự thực. Hình quan, ngục quan biết điều đó mà dung túng việc đó đều bị tội”.

Hay khi lấy khẩu cung người phạm tội, quan tra án phải xem xét kĩ, tìm ra sự thực để cho người phạm tội phải nhận tội; không được hỏi quá rộng tìm đến người ngoài để tìm chứng cứ bậy; nếu trái điều này thì xử tội phạt.

Ngoài ra, Quốc triều hình luật còn quy định về thủ tục xét xử, thời hạn xét xử và thủ tục thi hành án. Điều 658 Quốc triều hình luật quy định: “Những tù bị giam, kẻ nào đáng giam mà không giam, đáng gông cùm mà không gông cùm; hay cho bỏ cùm, nếu tù phạm tội biếm thì người coi tù bị phạt 60 trượng; nếu kẻ phạm tội đồ trở lên thì sẽ xử tăng dần một bậc. Những tù phạm không đáng giam mà giam, không đáng gông cùm mà gồng cùm thì người coi tù bị phạt 70 trượng”.

Trong Hoàng Việt luật lệ cũng chứa đựng các quy phạm luật tố tụng hình sự. Điều này chứng tỏ triều đình nhà Nguyễn cũng coi trọng hình thức tổ chức kiện tụng, xét xử.

Trong thời kì thuộc địa, pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởng của pháp luật phong kiến và pháp luật tư sản của Pháp. Chính vì lẽ đó đã có sự phân định các ngành luật. Luật tố tụng hình sự được pháp điển hoá và được thực hiện cho đến năm 1945.

Ở Nam kì, Bộ luật hình sự tố tụng của Pháp được áp dụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người Pháp. Nếu bị can, bị cáo là người Việt Nam thì toà án cũng áp dụng Bộ luật này đồng thời áp dụng bổ sung một số quy định trong các sắc lệnh của Tổng thống Pháp. Tại Bắc kì trong thời kì này áp dụng Bộ luật hình sự tố tụng được ban hành ngày 01/11/1918 và tại Trung kì áp dụng Bộ luật hình sự tố tụng được ban hành vào năm 1935.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].