Một phiên tòa đòi hỏi sự minh bạch và trung thực và để làm được điều đó thì những người tham gia phiên tòa phải có một thái độ tích cực đặc biệt là những người có ảnh hưởng đến vụ án. Vì vậy, để làm được điều này những người đó bắt buộc phải đưa ra những cam đoan.
Vậy ai là người phải đưa ra cam đoan? Theo điều 303 và điều 304 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015( có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì những người cần phải đưa ra cam đoa bao gồm người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người làm chứng.
Theo Điều 303 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (sau đây được viết tắt là BLTTHS). Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì :
“Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.”
Như vậy,Tòa án phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người được triệu tập đến phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải giải thích đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong trường hợp những người được triệu tập đến phiên tòa có những quyền và nghĩa vụ giống nhau thì giải thích chung cho họ. Đối với người nào còn có quyền và nghĩa vụ khác thì giải thích thêm cho họ biết.
Theo Điều 304. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng thì:
“1.Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực.
2. Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, chủ tọa phiên tòa quyết định biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với nhũng người có liên quan. Trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chửng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa phải quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.”
Như vậy,sau khi xác định xong nghĩa vụ của người giám định và người phiên dịch, chủ tọa phiên tòa mới hỏi họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi thường trú cua người làm chứng và giải thích rõ nghĩa vụ tố tụng của họ:
Thứ nhất, người làm chứng chỉ nói lời cam đoan không khai gian dối mà không phải ký giấy cam đoan. Lời cam đoan phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì họ không phải nói lời cam đoan.
Thứ hai, để đàm bảo cho việc khai báo của người làm chứng khách quan, trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, Chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau như gọi vào phòng xử án để xét hỏi từng người, cho người làm chứng vào phòng xử án khi người được xét hỏi liên quan đã khai báo xong... hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
Điều luật không quy định trường hợp nào thì áp dụng các biện pháp này; nhưng thông thường đó là các trường hợp các lời khai của họ khác nhau, họ chưa thật tự tin vào việc biết được những tình tiết vụ án nên chưa thật tự tin khi khai báo...
Trong trường hợp lời khai của bị cáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau (như người làm chứng bị bị cáo chi phối do quan hệ thân thích hoặc thù địch, do uy thế-địa vị xã hội của bị cáo dẫn đến bị cáo khai theo hoặc khai đối lập nhau vì động cơ cá nhân, hoặc có thê người làm chứng sợ bị cáo không dám khai báo hoặc khai báo sai sự thật...), thì chủ tọa phiên tòa cố thể quyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
Qua đây chúng ta đã nắm rõ được những cá nhân cần phải đưa ra lời cam đoan khi bắt đầu một phiên xét xử, từ đó bảo đảm cho phiên xét cử được diễn ra một cách trung thực bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia vào phiên xét xử.
Khuyến nghị:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected]
Bình luận