Kiểm soát tội phạm – hơn cả một biện pháp phòng ngừa

Kiểm soát tội phạm là bộ phận của kiểm soát xã hội, nó phản ứng các biện pháp tiêu cực đối với hành vi lệch chuẩn là tội phạm. Đồng thời kiểm soát tội phạm cũng được xem như là một bộ phận đặc biệt của phòng ngừa tội phạm.

Kiểm soát tội phạm là bộ phận của kiểm soát xã hội hay còn được gọi là kiểm soát xã hội theo pháp luật hình sự. Với ý nghĩa này, kiểm soát tội phạm không những là một biện pháp đẩy lùi tội phạm nó còn là định hướng giúp Đảng và Nhà nước xây dựng và duy trì ổn định xã hội.Nói như vậy bởi vì:

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, kiểm soát xã hội được hiểu là cơ chế điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã hội xác lập để thiết lập và duy trì trật tự xã hội.

Trong đó: Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Chuẩn mực xã hội tạo ra “khuôn mẫu” cho hành vi con người và đòi hỏi mỗi thành viên xã hội phải tuân theo.
Trong đó có biện pháp kiểm soát theo hướng tạo điều kiện cho hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội (kiểm soát chủ động) và biện pháp kiểm soát theo hướng khuyến khích hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội như khen thưởng hay tặng danh hiệu ... (kiểm soát phản ứng tích cực) hoặc kìm chế hành vi lệch chuẩn như áp dụng chế tài hành chính hay hình sự ... (kiểm soát phản ứng tiêu cực).

Thứ hai, kiểm soát tội phạm là bộ phận kiểm soát phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch chuẩn.

Hành vi lệch chuẩn đó là tội phạm của kiểm soát xã hội có mục đích hướng hành vi theo các chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực chuẩn mực xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Kiểm soát thực tội phạm được thực hiện thông qua việc quy định những hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi phạm tội và buộc chủ thể chấp hành chế tài hình sự.
Như vậy, kiểm soát tội phạm bao gồm hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hình sự.
Trong đó, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự là các hoạt động phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thi hành các hình phạt hoặc biện pháp xử lí hình sự khác đối với người phạm tội. Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thể hiện sự phản ứng xã hội đối với việc thực hiện tội phạm là do các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và các cơ quan, tổ thức tham gia thi hành án hình sự thực hiện (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, các cơ quan thi hành án hình sự như trại giam, cơ quan và tổ chức được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án...).
Kiểm soát tội phạm với ý nghĩa là bộ phận của kiểm soát xã hội tuy có nội dung khác với phòng ngừa tội phạm nhưng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động này. Kiểm soát tội phạm là hướng tới các tội phạm đã xảy ra, là sự phản ứng của xã hội đối với việc thực hiện tội phạm với nội dung buộc chủ thể thực hiện tội phạm phải chịu chế tài hình sự.

Ở khía cạnh này, kiểm soát tội phạm và chống tội phạm có cùng nội dung.

Kiểm soát tội phạm cũng có thể được coi là một nội dung đặc biệt của phòng ngừa tội phạm. Kiểm soát tội phạm không chỉ trực tiếp ngăn chặn không cho người phạm tội tiếp tục phạm tội cũng như nhằm điều chỉnh hành vi trong tương lai của họ cho phù hợp với các chuẩn mực pháp luật mà còn có tác động răn đe, giáo dục đối với những người có nguy cơ phạm tội và đối với các thành viên khác nói chung trong xã hội.
Như vậy, kiểm soát tội phạm không chỉ có tác dụng phòng ngừa riêng đối với người phạm tội mà còn có tác dụng phòng ngừa chung. Hiệu quả của kiểm soát tội phạm phụ thuộc vào hiệu quả của từng yếu tố hợp thành như hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và cơ quan, tổ chức thi hành án...
Kiểm soát tội phạm là một hướng nghiên cứu mới của tội phạm học Việt Nam, với những chức năng, phương thức, phương tiện thực hiện trên nó hoàn toàn có thể trở thành một “trợ thủ đăc lực” của hoạt động ngăn ngừa tội phạm, cũng như là hoạt động kiểm soát, bảo về và duy trì trật tự xã hội.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. a
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected]