Lấn chiếm đất đai có thể bị xử lý hình sự không?

vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được hiểu là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

[?] Cạnh nhà tôi có một gia đình lấn chiếm đất mà đất này là lối đi chung của cả xóm. Nhà này đã bị xử lý về hành chính hành vi lấn chiếm đất đai này. Tuy nhiên, sau khi bị xử lý hành chính, họ vẫn tiếp tục lấn chiếm. Đề nghị Luật sư tư vấn, gia đình họ có phải chịu hình phạt nào nữa hay không? (Lê Tiến – Hà Nội)


Luật sư Nguyễn Duy Hội, Phòng Tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Lấn chiếm đất đai có thể bị xử lý hình sự

Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội vi phạm các quy định sử dụng đất đai như sau:

“1- Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội 02 lần trở lên;c) Tái phạm nguy hiểm.

3- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

Theo đó, vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được hiểu là hành vi lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thế nào là tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai?

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

- Mặt khách quan

Về hành vi,phải có một trong các hành vi sau:

(i) Lấn chiếm đất. Lấn chiếm đất được hiểu là việc tự tiện chuyển dịch mốc giới sang đất công cộng hoặc đất của người khác để mở rộng diện tích đất của mình. Cũng được coi là lấn chiếm đất trong trường hợp đất do Nhà nước tạm giao hoặc cho mượn trong thời gian thi công công trình rồi không trả lại đất và việc sử dụng đất công cộng hoặc đất của người khác mà không được pháp luật cho phép.

(ii) Chuyển quyền sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước. Được hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất cho người khác trong trường hợp không có đủ các điều kiện chuyển quyển sử dụng đất. (Ví dụ: chuyển quyển sử dụng đất khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc tuy có đủ điều kiện nhưng không thực hiện đúng các trình tự thủ tục do Nhà nước quy định (Ví dụ: chuyển quyền sử dụng đất nhưng không đăng ký, không làm hợp đồng theo quy định của Nhà nước).

Luật Đất đai và Bộ Luật Dân sự quy định bảy hình thức chuyển quyền sử dụng đất bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất.

(iii) Sử dụng đất trái với quy định của Nhà nước. Được hiểu là việc người sử dụng đất đã không thực hiện đúng quy định của Nhà nước về sử dụng đất sai mục đích…

(iv) Các dấu hiệu khác. Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản. Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trong trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi nêu trên, hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người có hành vi nêu trên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

- Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước, xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của người khác.

- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội này với lỗi cố ý.

- Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp của anh/chị, người hàng xóm của nhà anh/chị đã có hành vi lấn chiếm lối đi chung. Hành vi này đã bị xử phạt hành chính, nhưng họ vẫn tiếp tục lấn chiếm, vậy hành vi này đã cấu thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, người phạm tội có thể bị xử lý theo 1 trong các khoản tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015..

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].