Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bị tạm giữ

Lời người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ được quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, ngươi bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ trình bày bng miệng của họ về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm, được thực hiện trước các cơ 1 quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Người chứng kiến không phải là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng lại là người tham dự, chứng kiến và xác nhận hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ pháp lý về lời khai của người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp... và người chứng kiến

Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khn cp, người bị t giác, người bị kiến nghị khởi t, người phạm tội tự thú, đu thú, người bị bắt, bị tạm giữ

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cẩp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bẳt, bị tạm giữ trình bày những tình tiết liên quan đen việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.

Điều 97. Lời khai của người chng kiến

Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.

Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, ngưi bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ

Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, ngưi bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ là sự trình bày bng miệng của họ về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm, được thực hiện trước các cơ 1 quan tiến hành tố tụng, theo thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định.

Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ đề cập việc người đó bị nghi thực hiện tội phạm hoặc về tội phạm do người đó thực hiện, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng bước đầu xác định tính chất hành vi phạm tội, để có căn cứ các quyết định tố tụng khác như khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác hoặc trả tự do cho người bị tạm giữ.

Trong số những người trên, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ là những người bị buộc tội, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ nên họ có quyền trình bày những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi là thực hiện tội phạm nhưng họ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (họ có quyền im lặng).

Lời khai của người chứng kiến

Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động t tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS).

Trong các hoạt động tố tụng sau đây phải có người chứng kiến: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; kê biên tài sản, nhận dạng; nhận biết giọng nói; khám xét người; khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; xem xét dấu vết trên thân thể; thực nghiệm điều tra.

Khi tham gia tố tụng, người chứng kiến có nghĩa vụ trình bày trung thực những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Do đó, lời khai của người chứng kiến là một trong những nguồn chứng cứ giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự được đúng đắn, dân chủ, khách quan.

Những trường hợp cần chú ý khi xác định người chứng kiến

Người chứng kiến phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể khác nhằm bảo đảm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của công dân hoặc bảo đảm tính khách quan của hoạt động tố tụng; cụ thể: Khi khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể bắt buộc phải có người cùng giới chứng kiến nhằm bảo đảm danh dự, nhân phẩm cho người bị khám xét, bị xem xét dấu vết trên thân thể (khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 203 BLTTHS năm 2015).

Điều kiện người chứng kiến là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện cơ quan, tổ chức: Đối với những trường hợp khám xét, bắt người tại nơi cư trú, niêm phong đồ vật… bắt buộc phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến (khoản 2, Điều 113 BLTTHS); Khi khám xét tại nơi làm việc của một người..., phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến (khoản 2, Điều 195 BLTTHS); Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến (khoản 3, Điều 197 BLTTHS);

Những quy định này nhằm bảo đảm tính khách quan, kịp thời vì chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức là nơi diễn ra việc khám xét, bắt người, do đó, việc họ chứng kiến thể hiện tính khách quan cao.

Chúng tôi cho rằng tham gia, chứng kiến hoạt động tố tụng không phải là chức năng, nhiệm vụ chuyên môn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND). Đối với những xã, phường lớn, hàng năm có hàng ngàn vụ việc, nếu áp dụng máy móc đại diện chính quyền phải là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND sẽ không thể thực hiện được và dẫn đến tình trạng ký khống để hợp lý hóa hồ sơ, vi phạm tố tụng; do đó, tùy từng trường hợp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể mời Trưởng hoặc Phó trưởng Công an xã, phường, thị trấn, là người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn sẽ bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời, bí mật của hoạt động tố tụng.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].