Vai trò của nạn nhân của tội phạm được thể hiện qua xử sự của họ trong từng tình huống phạm tội cụ thể ở quá trình người phạm tội đánh giá tình huống đó cũng như cân nhắc các đặc điểm nhân thân của nạn nhân trước khi quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Khi đánh giá về vai trò của nạn nhân trong cơ chế hành vi phạm tội, không nên quan niệm sai lầm cho rằng trong các vụ án hình sự, do nạn nhân có lỗi nên mới xảy ra hành vi phạm tội. Trong một số trường hợp, vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện.
Một số trường hợp làm phát sinh, thúc đẩy tội phạm được thực hiện có liên quan đến nạn nhân:
+ Nạn nhân thiếu hiểu biết, nhận thức hạn chế;
+ Sự phô trương tài sản hoặc mất cảnh giác, sơ hở trong bảo vệ tài sản; .
+ Tính hám lợi hoặc tính phản trác, bội bạc của nạn nhân;
+ Khả năng tự bảo vệ bản thân của nạn nhân còn hạn chế;
+ Sự dễ dãi hoặc quá tự tin với an ninh của bản thân;
+Nạn nhân có lối sống vô đạo đức hoặc có hành vi trái pháp luật.
Ví dụ: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội; hành vi này đã thúc đẩy người phạm tội rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến người phạm tội có hành vi giết người hoặc trường hợp có người do tham lam nên đã dễ dàng trở thành nạn nhân của vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc trường hợp có người do phô trương, khoe khoang tài sản quá mức nên đã trở thành nạn nhân của vụ cướp giật tài sản...
Ở một khía cạnh khác, vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể là hạn chế được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế.
Cụ thể nâng cao ý thức cảnh giác, có ý thức bảo vệ tài sản của mình cũng như bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân thì điều này có thể đưa đến việc từ bỏ ý định phạm tội cũng như từ bỏ việc thực hiện hành vi phạm tội của người phạm tội.
Ví dụ như hành vi luôn khoá kĩ nhà trước khi ra khỏi nhà sẽ hạn chế nguy cơ của tội trộm cắp tài sản hoặc hành vi không đi một mình đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ của một sô tội như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội hiếp dâm (nêu người đó là nữ giới)... Trong trường hợp này, người phạm tội sẽ thây không có cơ hội hoặc khó có cơ hội để phạm tội, từ đó có thể từ bỏ ý định phạm tội, không thực hiện tội phạm nữa.
Cần lưu ý là trong một số trường hợp ngay cả khi một người luôn có ý thức bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản... của mình nhưng họ vẫn có thể trở thành nạn nhân của tội phạm nếu người phạm tội quá ranh ma, xảo quyệt, ngoan cố, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng hoặc trong trường hợp khác khi người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân của tội phạm là ai mà chỉ muốn đạt được mục đích của mình, sẵn sàng bất chấp tất cả, trường hợp này, nạn nhân của tội phạm vẫn xảy ra (trường hợp ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội phạm).
Ví dụ như ở tội khủng bố, bọn phạm tội đã đặt bom ở nhà ga, nơi tập trung nhiều người qua lại làm chết, bị thương rất nhiều hành khách cũng như huỷ hoại tài sản của những người đó. Trường hợp này, nhiều người đã ngẫu nhiên trở thành nạn nhân của tội phạm, người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân là ai, sẵn sàng giết chết hoặc làm bị thương thường dân bất kì để đạt được mục đích chính trị của mình.
Khuyến nghị:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận