Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng ...
Hỏi: Hôm vừa rồi bố tôi đang trên đường đi công tác có đi qua một đoạn đường có tàu chạy qua. Đi gần đến nơi bố tôi có quan sát xem có tàu chạy qua không nhưng đoạn đường đó hơi lấp nên không thể nhìn rõ ràng gì, cũng không thấy có sự chỉ dẫn gì từ chốt chỉ huy ở ở đấy nên bố tôi yên tâm đi qua. Lúc phần đầu xe đi vào phạm vi đường sắt thì người chỉ huy mới hớt hải chạy ra ra hiệu lùi xe lại, vì quá hốt hoảng nên bố tôi chỉ kịp mở cửa xe và chạy ra ngoài. Tàu hỏa đi qua làm biến dạng hoàn toàn phần đầu xe của bố tôi. Đề nghị luật sư tư vấn, hành vi chỉ dẫn chậm trễ của người chỉ huy giao thông đường sắt đó thì bị xử lý thế nào? ( Văn Dương - Hà Tĩnh) Luật gia Nguyễn Thị Hoa – tổ tư vấn pháp luật hình sự công ty luật TNHH Everest – trả lời:
Liên quan đến vấn đề anh chị đề cập, Điều 203 bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 có quy định như sau:
“1. Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứứng với nhiệm vụ được giao; b) Trong tình trạng dùng rượu, bia quá nồng độ quy định hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, với hành vi chậm trễ trong công tác chỉ dẫn của mình của người chỉ huy phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của bố anh (chị), người chỉ huy đó có thể bị bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận