Những người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là những người có kinh nghiệm. Đối với trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, khi tiến hành điều tra, truỵ tố, xét xừ cần xác định rõ tuổi, mức độ nhận thức,…
Những người tiến hành tố tụng với vụ án có người dưới 18 không chỉ là những điều tra viên, kiểm sát viện,… bình thường, họ là những người am hiểu về tâm lý cũng như có các kiến thức cần thiết để tiếp cận với những vụ án có đối tượng nhạy cảm như người chưa thành niên, đồng thời cũng cần biết xác định những vấn đề khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi.
Theo điều 415, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ:
“Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đền người dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.”
Theo đó, những người tiến hành tố tụng với vụ án có người dưới 18 tuổi bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Hội thẩm nhân dân tiến hành xét xử các vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên cũng cần phải là những người có kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong công tác giáo dục người chưa thành niên (giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên...).
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng cần phân công Điều tra viên, Kiêm sát viên, Thẩm phán đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người chưa thành niên.
Cũng có thể sử dụng những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý đối với lứa tuổi người chưa thành niên, các giáo viên về tâm lý học, các nhà nghiên cứu tâm lý, các nhà giáo có nhiều kinh nghiệm để xác định mức độ phát triển năng lực nhận thức của người chưa thành niên.
Người tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi cần phải xác định rõ một vài vấn đề quan trọng khi tiến hành tố tụng được quy định rõ tại điều 416 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
“1. Tuổi, mức độ phát triên vê thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi.
2. Điều kiện sinh sống và giáo dục.
3. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục.
4. Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.”
Thứ nhất, khác với trường hợp mà bị can, bị cáo là người thành niên:
Đối với trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên, khi tiến hành điều tra, truỵ tố, xét xừ cần xác định rõ tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Yêu cầu này của luật nhằm xác định rõ mức độ trách nhiệm, mức độ lỗi của người chưa thành niên đối với hành vi mà họ thực hiện và đối với hậu quả mà hành vi do họ thực hiện gây ra.
Việc xác định mức độ phát triển về thể chất, tinh thần, mức độ nhận thức có thể được thực hiện thông qua lời khai của cha, mẹ, giáo viên, bạn bè họ, qua nhận xét của tổ dân phố, của Đoàn thanh niên, qua tài liệu y tế, kết luận giám định... Ngoài ra, có thể sử dụng kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, các giáo viên giàu kinh nghiệm... để xác định mức độ phát triển, năng lực nhận thức của người chưa thành niên.
Thứ hai, trong quá trình tố tụng, cần làm rõ các đặc điểm như:
Tính cách ngựời chưa thành niên, năng lực nhận thức, năng khiếu, thói quèn, tình trạng sức khỏe... làm cơ sở để xem xét, đánh giá chứng cứ, xác định mức độ trách nhiệm, tính chất và mức độ lỗi của người chưa thành niên phạm tội.
Thứ ba, việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên phạm tội có ý nghĩa sau:
Giúp xác định chính xác hơn về mức độ trách nhiệm; tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện phạm tội; xác định phương pháp giáo dục, cài tạo. Để tìm hiểu điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên cần lưu ý một số điểm sau:
-Hoàn cảnh gia đình: cha, mẹ, anh, chị em ruột, người thân thích của người chưa thành niên, môi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan niệm của họ về đạo đức, trách nhiệm...
-Hoàn cảnh kinh tế: mức sống, nguồn thu nhập, lối sổng...
-Quan hệ bạn bè của người chưa thành niên phạm tội;
-Các đặc điểm về nhân thân người chưa thành niên...
Thứ tư, trong quá trình tố tụng các vụ án mà người phạm tội là người chưa thành niên, luật đòi hỏi các cơ quan, những người tiến hành tố tụng cần xác định:
Có hay không có người thanh niên xúi giục người chưa thành niên trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ trách nhiệm của người chưa thành niên phạm tội. Yếu tố xúi giục từ phía người đã thành niên là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thậm chí, trong nhiều trường hợp, nó loại trừ trách nhiệm hình sự đối với ngươi chưa thành niên.
Cuối cùng cần xác định rõ:
Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên có ý nghĩa quan trọng đối với việc đâu tranh phòng, chống tội phạm, giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận