Người chứng kiến được quy định như nào tại Bộ luật Tố tụng hình sự?

Người chứng kiến được quy định tại Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Theo khoản 1 Điều 67 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.


 Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý quy định về người chứng kiến

Người chứng kiến được quy định tại Điều 67 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là ‘BLTTHS”), như sau:

"1- Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

2- Những người sau đây không được làm người chứng kiến:a- Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;b- Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;c- Người dưới 18 tuổi;d- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

3- Người chứng kiến có quyền:a- Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;b- Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;c- Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;d- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;đ- Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.

4- Người chứng kiến có nghĩa vụ:a- Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;b- Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;c- Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;d- Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;đ- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng."

Bình luận về quy định của người chứng kiến

Thứ nhất, người chứng kiến là người không liên quan đến vụ án, có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Sự hiện diện của người chứng kiến
trong tố tụng hình sự góp phần đảm bảo sự khách quan trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyến tiến hành tố tụng.

Thứ hai, việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của người chứng kiến là điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, tạo cơ sở cho việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người chứng kiến khi tham gia tố tụng hình sự.

Thứ ba, để bảo đảm tính khách quan của vụ án, Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ những trường hợp không được làm người chứng kiến. Theo khoản 2 điều luật đang được bình luận, những người sau đây không được làm người chứng kiến:

Một là, người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Hai là, người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;

Ba là, người dưới 18 tuổi;

Bốn là, có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Thứ tư, người chứng kiến là người tham gia tố tụng. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự:
  1. Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng;
  2. Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
  3. Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
  4. Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
  5. Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thứ năm, để đảm bào cho hoạt động tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án. Khoản 4 Điều luật đang được bình luận quy định người chứng kiến có các nghĩa vụ nhất định như sau:
  1. Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  2. Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
  3. Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
  4. Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
  5. Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Khuyến nghị của Công ty Luật Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].