Người tham gia tố tụng được quy định như nào trong Bộ luật Tố tụng hình sự?

Người tham gia tố tụng được quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

Bộ luật Tố tụng hình sự phân chia các chủ thể tham gia thành hai nhóm: Người tiến hành tố tụng và Người tham gia tố tụng.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý


Người tham gia tố tụng được quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gọi tắt là ‘BLTTHS”), như sau:

"1- Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4- Người bị bắt.

5- Người bị tạm giữ.

6- Bị can.

7- Bị cáo.

8- Bị hại.

9- Nguyên đơn dân sự.

10- Bị đơn dân sự.

11- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12- Người làm chứng.

13- Người chứng kiến.

14- Người giám định.

15- Người định giá tài sản.

16- Người phiên dịch, người dịch thuật.

17- Người bào chữa.

18- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

19- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này."

Bình luận về quy định người tham gia tố tụng

Thứ nhất, Bộ luật Tố tụng hình sự phân chia các chủ thể tham gia thành hai nhóm: Người tiến hành tố tụng và Người tham gia tố tụng. Toàn bộ guồng máy tố tụng quy định địa vị pháp lý và mối quan hệ giữa hai nhóm chủ thể này.

So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định đầy đủ và chi tiết hơn về người tham gia tố tụng. Theo đó, người tham gia tố tụng bao gồm toàn bộ các chủ thể tham gia ở tất cả các giai đoạn của Tố tụng hình sự bao gồm: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội; Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Thứ hai, việc quy định toàn bộ các chủ thể tham gia tố tụng hình sự đồng nghĩa với việc luật hóa địa vị pháp lý của các chủ thể này khi tham gia tố tụng hình sự. Trong mỗi giai đoạn của tố tụng hình sự, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể này sẽ được quy định chi tiết và cụ thể, tạo cơ sở cho việc kiểm sát hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cảa những người tham gia tố tụng.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng hình sự.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].