Bên cạnh những nguyên nhân khách quan thì còn có những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc phạm tội.
Những nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân bắt nguồn từ phía người phạm tội như độ tuổi, giới tính, thói quen, nghề nghiệp, thuộc tính tâm lý cá nhân, nhu cầu, định hướng xã hội, hứng thú sở thích thị hiếu, ý thức,... lâu nay rất ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đến nhưng việc nghiên cứu này lại góp một phần rất lớn trong việc phòng ngữa và phát hiện tội phạm.
Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu sau:
Thứ nhất, dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội như: tuổi, giới tính và một số đặc điểm sinh học khác (như lượng hooc-môn trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu...)...
Ví dụ: Do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao tỉ lệ nam giới phạm tội thường cao hơn nữ giơi (tất nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác). Nhưng đây cũng là một minh chứng quan trọng cho việc ảnh hưởng của dấu hiệu sinh học của người phạm tội đến việc phạm tội.
Hay ở lứa tuổi vị thành niên, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, họ chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật
Thứ hai, dấu hiệu về văn hóa - xã hội, nghề nghiệp có thế ảnh hưởng đến việc phạm tội. Ví dụ: Người mù chữ hoặc cố trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu.
Như vậy, các dấu hiệu sinh học và xã hội của cá nhân không quyết định mà chỉ tạo điều kiện thuận cho người phạm tội lợi cho việc thực hiện 1 tội phạm cụ thể, ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan, việc lựa chọn công cụ phương tiện phạm tội trong thực tế.
Cuối cùng là dấu hiệu tâm lý học của người phạm tội: Tính ích kỉ, tính hám lợi, tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập, tính hận thù, tính đố kị, có sở thích không lành mạnh,...những thuộc tính tâm lý cá nhân như nhu cầu, định hướng xã hội, hứng thú sở thích thị hiếu, ý thức chính là nguyên nhân gây ra tội phạm, giữ vai trò quyết định trong tất cả các khâu của cơ chế tâm lý xã hội, nhất là việc hình thành động cơ phạm tội, kiểm tra giám sát hành vi của kẻ phạm tội. Vì thế đây là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng trong việc điều tra nghiên cứu của các nhà nghiên cứu.
Từ đó cho thấy,tội phạm là hiện tượng không chỉ mang tính xã hội mà còn mang tính cá nhân để qua đó, khi nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được dấu hiệu nào của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Khuyến nghị:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận