Bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Pháp luật nói chung và luật tố tụng hình sự nói riêng đều mang tính giai cấp, là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, là phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt đời sống xã hội, thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Ý nghĩa nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng hình sự năm 2015
Thông qua việc quy định các nguyên tắc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người tham gia tố tụng và các quy định cụ thể khác, luật tố tụng hình sự Việt Nam góp phần khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã bị tội phạm xâm hại.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khỏi sự xâm hại của người phạm tội hoặc những người khác; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và những người tham gia tố tụng khác không bị xâm hại, bị hạn chế bởi những hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Luật tố tụng hình sự là phương tiện quan trọng để giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy tắc của cuộc sống xã hội.
Sự tồn tại của hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự tự thân đã mang tính giáo dục.
Các quy phạm pháp luật này là căn cứ để người tiến hành tố tụng ý thức rõ phạm vi, mức độ quyền hạn của mình; giúp người tham gia tố tụng nhậnthức rõ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thể bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định những biện pháp có ý nghĩa khuyến khích, động viên người thực hiện tốt nghĩa vụ và những biện pháp xử lí người vi phạm pháp luật. Đồng thời, những quy định đó còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục ý thức pháp luật của mọi người.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nguyên tắc cơ bản bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin tội phạm, khởi tổ, điều tra, truy tố, xét xử và một số hoạt động thi hành án hình sự.
Những quy định này xác định trình tự tố tụng thống nhất đối với các vụ án và là căn cứ pháp lí để các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng thống nhất và đúng pháp luật.
Ngoài thủ tục chung, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định các thủ tục đặc biệt như thủ tục tố tụng đổi với người dưới 18 tuổi, thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thủ tục rút gọn, thủ tục truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân, thủ tục xử lí các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Việc giải quyết vụ án hình sự được Nhà nước giao cho cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và một sổ cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác.
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan cũng như việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan này là vấn đề quan trọng, tạo cơ sở pháp lí để các cơ quan tiến hành tố tụng phát huy vai trò trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình; phối hợp hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hay tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Quyền hạn, trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Đó chính là căn cứ pháp lí để những người này thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định tố tụng của mình.
Ngoài những quy định điều chỉnh hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.
Những quy định này là căn cứ pháp lí để người tham gia tố tụng thực hiện hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và thực hiện nghĩa vụ tố tụng.
Ngoài ra, BLTTHS còn quy định quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tồ chức, cá nhân khác.
Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
Quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là nội dung mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và tiếp tục được hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm năm 2015.
Những quy định này nhằm thực hiện tốt các công ước quốc tế, hiệp định tương trợ tư pháp và các hiệp định khác trong lĩnh vực tư pháp mà Nhà nước ta đã kí kết hoặc gia nhập.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận