Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong Luật hình sự

Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng thể hiện ở chỗ luật hình sự không phân biệt đối xử, không quy định những quyền, đặc lợi cho tầng lớp nhân dân nào trong xã hội vì địa vị xã hội, vì tình trạng tài sản của họ.

Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: "1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. 2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Và khoản 2 Điều 3 Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: "Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội".

Theo đó, nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong pháp luật Hình sự như sau:

- Luật Hình sự tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ của các dân tộc Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ nghĩa. Mọi hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân thuộc bất kỳ dân tộc nào, địa vị xã hội nào, giới tính, tín ngưỡng nào, độ tuổi nào đều bị nghiêm trị theo pháp luật Hình sự Việt Nam. Như vậy, mọi công dân Việt Nam đều được Luật Hình sự bảo vệ lợi ích chính đáng của mình như nhau, điều đó thể hiện tính dân chủ và bình đẳng xã hội chủ nghĩa.

- Mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội, giới tính đều được Luật Hình sự Việt Nam đối xử công bằng như nhau, không miễn trừ cho ai, không ai được hưởng quyền ưu đãi ngoại lệ.

- Luật Hình sự Việt Nam có hiệu lực thi hành trên toàn phạm vi lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt vùng miền, mọi người phạm tội như nhau đều bị xử lý như nhau, phạm tội nào đều bị xử lý về tội đó, chiếu theo hình phạt của tội đó theo quy định của pháp luật Hình sự để áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.

- Mọi công dân đều có quyền góp ý kiến xây dựng cho dự thảo Bộ luật Hình sự, đây là quá trình tham gia đóng góp ý kiến thực sự dân chủ, bình đẳng.

- Mọi công dân đều có quyền ngang nhau trong kiểm tra, giám sát việc thi hành Luật Hình sự, có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sự tố giác đều được ghi nhận và giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mọi công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]