Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm là một trong những nguyên tắc mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của tòa án đã cố hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Cơ sở pháp lý nguyên tắc không ai bị kết án hại lần vì một tội phạm trong tố tụng hình sự
Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm là một trong những nguyên tắc mới được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại điều 14 như sau:
“Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.”
Không được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của tòa án đã cố hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
Phân tích nguyên tắc không ai bị kết án hại lần vì một tội phạm trong tố tụng hình sự
Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không được khởi tố, điều tra, viện kiểm sát không được truy tố.
Toà án không được xét xử và tuyên bố một người phạm tội khi hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện đã được giải quyết và xử lí bằng một bản án của toà án đã có hiệu lực pháp luật.
Nếu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời ra quyết định đình chi điều tra hay đình chỉ vụ án tuỳ theo từng giai đoạn tố tụng.
Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm góp phần quan trọng trong việc bảo đảm trình tự tố tụng; bảo đảm tính ổn định và giá trị pháp lí của các bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự.
Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
Để hoạt động đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả, mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lí, luật tố tụng hình sự đã ghi nhận nguyên tắc này như sau:
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Làm rõ những chứng cứ xác định có tội, xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác không được thiên vị, định kiến, phải thu thập và đánh giá chứng cứ của vụ án trên tất cả các phương diện, cânnhắc kĩ mọi tình tiết có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án.
+ Mọi tình tiết thu được trong quá trình giải quyết vụ án đều được đánh giá trên cơ sở pháp lí để rút ra kết luận về vụ án.
Nguyên tắc này muốn được thực hiện tốt thì đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm chủ nghề nghiệp, tức là phải được đào tạo về nghiệp vụ, nắm được những quy định của pháp luật, có tư duy pháp lí, có thói quen và phương pháp giải quyết các vấn đề pháp lí.
Việc xác định sự thật khách quan của vụ án phải dựa trên quan điểm Mác-Lênin về vấn đề nhận thức vì nó ảnh hưởng lớn đến việc xác định đúng đắn vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bị buộc không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Trách nhiệm chứng minh tội phạm
Mặt khác, người bị buộc tội cũng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Muốn xác định được người bị buộc tội có tội hay không thì phải dựa trên cơ sở những chứng cứ đã thu được trong vụ án để xem xét.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, người bị buộc tội có quyền đưa ra những chứng cứ để chứng minh là mình vô tội. Trên cơ sở những chứng cứ rút ra từ những lời khai của người bị buộc tội, kết hợp những chứng cứ khác cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xác định người bị buộc tội có tội hay không có tội.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận