Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án trong tó tụng hình sự

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Đây là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam.

Chân lý của vụ án hình sự là toàn bộ sự kiện phạm tội đã xảy ra trên thực tế mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định được bằng trình tự, thủ tục luật định. Xác định sự thật của vụ án là tư tưởng, đòi hòi xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự. Đây là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án

Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án:

‘‘Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.’’

Bình luận về quy định xác định sự thật khách quan trong Tố tụng hình sự

Thứ nhất, quá trình tố tụng hình sự là quá trình nhận thức để tìm ra chân lý (sự thật) của vụ án. Chân lý của vụ án hình sự là toàn bộ sự kiện phạm tội đã xảy ra trên thực tế mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định được bằng trình tự, thủ tục luật định.

Xác định sự thật của vụ án là tư tưởng, đòi hòi xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự. Đây là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam. Sự thật của vụ án cần phải xác định là: cố việc phạm tội xảy ra hay không, ai là người phạm tội, hình thức lỗi, mục đích, động cơ phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự...

Thứ hai, nguyên tắc này xuất phát từ thời La mã, khi người thừa nhận: trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, bên khẳng định một người nào đó có tội chính là các cơ quan tiến hành tổ tụng: Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và một số cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động tố tụng. Bởi lẽ, trách nhiệm phát hiện xử lý tội phạm phải thuộc về nhà nước với tư cách người nắm giữ quyền lực công và có chức năng duy trì và bảo vệ trật tự xã hội. Chỉ có nhà nước với công cụ là quyền lực nhà nước và các điều kiện thuận lợi khác như con người, phương tiện kỹ thuật, cơ sở pháp lý... mới có thể xác định được sự thật một cách thuận lợi nhất.

Ngược lại với cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội (người giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị can, bị cáo) không có nghĩa vụ (không bắt buộc) phải chứng minh sự vô tội của mình. Họ có thể chứng minh bằng cách đưa ra chứng cứ, yêu cầu, có thể khai hoặc có thể im lặng. Đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Nếu họ thành khẩn khai báo thì được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không được coi đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: ngoan cố, chối tội.

Thứ ba, yêu cầu phải xác định được sự thật của vụ án nhưng nguyên tắc này không cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật bằng bất cứ biện pháp nào mà đòi hỏi chỉ được áp dụng các biện pháp hợp phá. Đó chính là các biện pháp và thủ tục được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Ví dụ ngoài các biện pháp điều tra mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, cơ quan Điều tra không được áp dụng bất cứ biện pháp điều tra nào khác để điều tra.

Thứ tư, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Đó chính là tôn ưọng sự thật, xác định tât cả các tình tiết của vụ án, không bỏ qua bất cứ tình tiết, chứng cứ nào có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự.

Luật gia Nguyễn Viết Chung - Phòng Tư vấn trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].