Về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố được quy định tại điều 237 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018).
Thứ nhất, về căn cứ pháp lý nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố
Điều 237 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018) quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát tron giai đoạn truy tố như sau:
“1. Khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.”
Mục đích quy định chức năng quyền hạn của Viện kiểm sát
Để phân định rõ chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, nhà làm luật quy định điều 237 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát , của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong sụốt quá trình giải quyết vụ án hình sự .
Trong giai đoạn truy tố, cơ quan cơ thẩm quyền chủ yếu đối với việc giải quyết vụ án chính là Viện kiểm sát nên hoạt động kiểm sát trong giai đoạn này chủ yếu hướng đến người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức hữu quan.
Nhiệm vụ, quyền hạn kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đây là trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng không thuộc trường hợp kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì Viện kiểm sát kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thời hạn thực hiện kiến nghị do Viện kiểm sát kiến nghị
Khi thực hiện chức năng kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có thể ra các văn bản như kiến nghị, yêu cầu đối với các cơ quan,tổ chức hữu quan, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng hình sự. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, kiến nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thấm quyền có trách nhiệm thông báo việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị cho Viện kiểm sát.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận