Tội phạm có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm xâm hại tới trật tự pháp lý quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của cộng đồng quốc tế nhưng không tới mức nghiêm trọng như tội phạm quốc tế.
Từ lâu cộng đồng quốc tế đã cùng thừa nhận rằng việc truy nã và trừng trị tội phạm có tính chất quốc tế là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng của một quốc gia. Việc ngăn ngừa và trừng trị chỉ có hiệu quả đối với tội phạm có tính chất quốc tế với sự tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế đa dạng của các quốc gia. Một loạt các điều ước quốc tế chuyên môn được thông qua là minh chứng cho quyết tâm của nhân loại trước sự bùng phát của tội phạm có tính chất quốc tế. Trong các điều ước quốc tế thuộc nhóm này đều ghi nhận các điều khoản quy định phạm vi điều chỉnh của điều ước, các vấn đề về thẩm quyền tài phán, nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải trừng phạt nghiêm khắc tội phạm có tính chất quốc tế cũng như các vấn đề chuyên môn liên quan đến dẫn độ tội phạm.
Tội
phạm có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm nhằm vào quyền và lợi ích chung
của các quốc gia.Trong lịch sử nhân loại tội cướp biển chính là ví dụ sớm nhất về loại hình tội phạm có tính chất quốc tế. Cùng với sự phát triển và tăng cường các quan hệ quốc tế, những thành quả mà loài người đạt được như những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập quốc tế... đã phát sinh nhiều loại hình tội phạm mới có tính chất quốc tế mà cộng đồng quốc tế không thể coi thường.Trong thực tiễn áp dụng các điều ước quốc tế chống tội phạm có tính chất quốc tế, cộng đồng các quốc gia đã đạt được những thành công nhất định.
Như vậy, mức độ gây hại đã vượt ra ngoài phạm vi
quan tâm của một quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế không phải khi nào cũng chỉ
ra được quyền lợi chung bị xâm hại. Chính vì vậy trong khoa học luật hình sự quốc
tế các học giả đều cho rằng thành phần đảm bảo chắc chắc yếu tố quốc tế cho
nhóm hành vi tội phạm nêu trên là phương thức và hoàn cảnh thực hiện các tội phạm
này. Một đặc trưng điển hình của loại tội phạm có tính chất quốc tế nói trên là
thường được thực hiện trong các lĩnh vực thương mại, lưu thông và giao thông vận
tải - những môi trường thuận lợi cho tội phạm hình thành và phát triển. Các
giai đoạn thực hiện tội phạm được tiến hành trên lãnh thổ của các nước khác
nhau hoặc ở các địa điểm không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. Hoàn cảnh
thực hiện tội phạm như vậy luôn tạo ra điều kiện dễ dàng cho các cá nhân phạm tội
có thể lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật nếu không có sự hợp tác cần thiết
giữa các quốc gia đấu tranh chống tội phạm các loại.
Thực tế này đã đòi hỏi các
quốc gia và các chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế phải hợp tác chặt chẽ với
nhau trong hoạt động ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm, đảm bảo công lý được thi
hành, tránh được hiện tượng bỏ sót tội phạm do không có các quy phạm luật hình
sự tương ứng điều chỉnh các vấn đề liên quan của tội phạm có tính chất quốc tế.
Muốn đạt được các kết quả này trong tiến trình đấu tranh chống tội phạm trên phạm
vi toàn cầu đòi hỏi tất cả các quốc gia phải thỏa thuận nhất trí công nhận một số loại hành vi nhất định là tội phạm, đồng thời các quốc
gia phải có nghĩa vụ định danh tội phạm đối với các hành vi đó trong luật nội
dung cũng như trong thực tiễn tố tụng của nước mình. Đây là các quy định chủ yếu
của các điều ước hình sự quốc tế đã được thông qua cho đến thời điểm hiện tại.Ngoài ra, trong các điều ước quốc tế ở lĩnh vực
hình sự còn ghi nhận các nguyên tắc phân định thẩm quyền xét xử, xác định nghĩa
vụ của các quốc gia thành viên phải tiến hành các hoạt động tư pháp cần thiết
khẳng định thẩm quyền tài phán của mình trong các trường hợp xác định; nhằm mục
đích loại trừ khả năng một hành vi tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của
bất kỳ quốc gia nào.
Các công ước quốc tế về hình sự đã ghi nhận nguyên tắc
trừng phạt toàn cầu đối với tội phạm có tính chất quốc tế.
Các
điều ước quốc tế về hình sự cũng quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên
trong tương trợ pháp lý về các vấn đề hình sự và các điều khoản mở rộng phạm vi
áp dụng dẫn độ tội phạm.Để có một cách hiểu đúng đắn và chính xác về
tội phạm có tính chất quốc tế cần phải phân biệt khái niệm này với khái niệm
“tội phạm quốc tế’’ vì
cả 2 loại tội phạm này đều có điểm chung là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là
các thể nhân. Theo khoa học luật hình sự quốc tế, tội phạm quốc tế được coi là
loại tội phạm bị truy cứu dựa trên cơ sở luật quốc tế và chủ yếu là tại tòa án
quốc tế được thành lập theo các thỏa thuận của cộng đồng quốc tế, còn tội phạm
có tính chất quốc tế là loại hình tội phạm được ghi nhận trong các điều ước quốc tế có liên quan nhưng
chỉ ở mức độ định danh tính tội phạm của hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của
từng điều ước quốc tế, qua đó các điều ước quốc tế đều có sự
thống nhất quy định nghĩa vụ trừng phạt bằng hình luật đồng thời yêu cầu các
quốc gia thành viên phải có trách nhiệm xác định thẩm quyền tài phán của mình đối
với các loại hành vi tội phạm ấy.Như
vậy tội phạm có tính chất quốc tế thường
được tiến hành xét xử tại tòa án quốc gia có thẩm quyền theo quy định của điều
ước quốc tế và
theo các quy định hiện hành của luật hình sự trong nước chứ không phải dựa trên
cơ sở luật quốc tế như đối với tội phạm quốc tế. Nghĩa vụ truy cứu và xét xử
tội phạm có tính chất quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế về ngăn
ngừa và trừng trị tội phạm không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện tội phạm và
quốc tịch của cá nhân phạm tội.
Việc phân định tội phạm có
tính chất quốc tế với
tội phạm quốc tế hoàn toàn không làm thay đổi một thực tế đã tồn tại từ lâu
trong quan hệ giữa các quốc gia là cố loại tội phạm đều nằm trong thành phần
của cả 2 loại hình tội phạm quốc tế
và tội phạm có tính chất quốc tế. Như vậy, có thể phát sinh khả năng trừng phạt
“kép” các loại tội phạm này, cộng
đồng quốc tế có
thể tiến hành truy cứu và trừng trị chúng dựa trên cơ sở luật quốc tế tại tòa án quốc tế có thẩm quyền hoặc các quốc
gia thành viên cũng có thẩm quyền tài phán đối với tội phạm thuộc loại này tại
tòa án nước mình và theo luật hình sự quốc gia hoặc căn cứ vào các quy định dẫn
chiếu của điều ước hình sự quốc tế hữu quan. Thực tiễn này là cơ sở để trả lời
cho câu hỏi: Tại
sao có sự “tranh chấp” về thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm diệt chủng
Khơ-me đỏ giữa chính phủ Vương
quốc Campuchia với Liên hợp quốc diễn ra từ nhiều năm nay?
Phân
loại tội phạm có tính chất quốc tế là quan trọng và cần thiết.
Thông qua việc phân loại sẽ
xác định được các loại tội phạm này có tính chất nguy hiểm như thế nào đối với
xã hội quốc tế, đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng
quốc gia. Chính vì vậy, việc xếp loại các tội phạm có tính chất quốc tế phải
được thực hiện dựa trên các cơ sở, tiêu chí khoa học nhất định.
Theo giáo sư I.J. Cácpet,tội
phạm có tính chất quốc tế được chia làm 4 loại như sau:
+ Các tội xâm hại đến hòa bình
và quan hệ quốc tế như hành vi khủng bố quốc tế, phát thanh bất hợp pháp...;
+ Các tội xâm phạm đến sự phát
triển ổn định chế độ kinh tế, văn hóa và xã hội của các dân tộc, các quốc gia
như tội hủy hoại môi trường sống, tội xâm phạm di sản văn hóa dân tộc, hành vi
buôn lậu và di cư bất hợp pháp, tội buôn bán ma túy, tội làm tiền giả...;
Các tội xâm hại đến con
người, tài sản cá nhân và tài sản quốc gia, các giá trị đạo đức xã hội như tội
buôn bán con người, tội cướp biển, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...;
Các tội phạm có tính chất
quốc tế khác như tội rửa tiền, tội xâm phạm tình dục trẻ em, tội phá hoại dây
cáp ngầm dưới biển..
Theo giáo sư V.P. Panốp,tội
phạm có tính chất quốc tế thành 4 nhóm khác nhau:
Các
tội phá hoại làm mất ổn định quan hệ quốc tế như tội phạm khủng bố quốc tế, tội
bắt giữ con tin, tội đe dọa an ninh hàng không, ăn cắp tài liệu về vũ khí hạt
nhân, tội ngược đãi tù binh,
tội tuyên truyền bất hợp pháp;
Các tội xâm hại đến quá trình phát triển kinh
tế, văn hóa và xã hội cùa quốc gia như tội làm tiền giả, tội buôn lậu, tội di
dân bất hợp pháp, tội buôn bán ma túy và tội phá hoại môi trường;
+ Các tội xâm phạm các quyền cá nhân và tự do
của con người như tội buôn bán nô lệ, mua bán phụ nữ và trẻ em, truyền bá văn
hóa phẩm khiêu dâm, đồi trụy;
+ Các hành vi tội phạm được thực hiện trên biển
như tội cướp biển, phá hoại dây cáp hoặc ống dẫn ngầm, hành vi không cứu hộ
trên biển, tội gây ô nhiễm môi trường biển, tội xâm phạm quy chế pháp lý cùa
thềm lục địa, vi phạm các quy định của ngành công nghiệp biển.
Việc đưa ra một danh mục đầy đủ, trọn vẹn các
loại hình tội phạm có tính chất quốc tế là
khó có thể thực hiện được nếu chỉ dựa trên các tiêu chí xác định cụ thể. Cơ sở phân định loại tội phạm có tính chất quốc tế
hoàn toàn được viện dẫn từ các điều ưóc quốc tế hiện hành trong lĩnh vực hình
sự là phù hợp với thực tiễn cùa đời sống quốc tế hơn cả.Xuất phát từ thực tiễn xã hội
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, các loại tội phạm có tính chất quốc tế sẽ
được nghiên cứu theo theo trình tự đã có của hệ thống điều ước quốc tế về hình
sự, kể cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc chưa tham gia.Trong tương lai, với xu thế liên kết kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,việc
tham gia nhiều điều ước quốc tế hữu quan của Việt Nam chắc chắn sẽ được đặt ra
bởi vì đây là một trong những nhu cầu cần thiết.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Trong lịch sử nhân loại tội cướp biển chính là ví dụ sớm nhất về loại hình tội phạm có tính chất quốc tế. Cùng với sự phát triển và tăng cường các quan hệ quốc tế, những thành quả mà loài người đạt được như những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xu thế hội nhập quốc tế... đã phát sinh nhiều loại hình tội phạm mới có tính chất quốc tế mà cộng đồng quốc tế không thể coi thường.Trong thực tiễn áp dụng các điều ước quốc tế chống tội phạm có tính chất quốc tế, cộng đồng các quốc gia đã đạt được những thành công nhất định.
Như vậy tội phạm có tính chất quốc tế thường được tiến hành xét xử tại tòa án quốc gia có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế và theo các quy định hiện hành của luật hình sự trong nước chứ không phải dựa trên cơ sở luật quốc tế như đối với tội phạm quốc tế. Nghĩa vụ truy cứu và xét xử tội phạm có tính chất quốc tế được quy định trong các điều ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện tội phạm và quốc tịch của cá nhân phạm tội.
Việc phân định tội phạm có tính chất quốc tế với tội phạm quốc tế hoàn toàn không làm thay đổi một thực tế đã tồn tại từ lâu trong quan hệ giữa các quốc gia là cố loại tội phạm đều nằm trong thành phần của cả 2 loại hình tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế. Như vậy, có thể phát sinh khả năng trừng phạt “kép” các loại tội phạm này, cộng đồng quốc tế có thể tiến hành truy cứu và trừng trị chúng dựa trên cơ sở luật quốc tế tại tòa án quốc tế có thẩm quyền hoặc các quốc gia thành viên cũng có thẩm quyền tài phán đối với tội phạm thuộc loại này tại tòa án nước mình và theo luật hình sự quốc gia hoặc căn cứ vào các quy định dẫn chiếu của điều ước hình sự quốc tế hữu quan. Thực tiễn này là cơ sở để trả lời cho câu hỏi: Tại sao có sự “tranh chấp” về thẩm quyền xét xử đối với những tội phạm diệt chủng Khơ-me đỏ giữa chính phủ Vương quốc Campuchia với Liên hợp quốc diễn ra từ nhiều năm nay?
Phân loại tội phạm có tính chất quốc tế là quan trọng và cần thiết.
Thông qua việc phân loại sẽ xác định được các loại tội phạm này có tính chất nguy hiểm như thế nào đối với xã hội quốc tế, đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Chính vì vậy, việc xếp loại các tội phạm có tính chất quốc tế phải được thực hiện dựa trên các cơ sở, tiêu chí khoa học nhất định.
Theo giáo sư I.J. Cácpet,tội phạm có tính chất quốc tế được chia làm 4 loại như sau:
+ Các tội xâm hại đến hòa bình và quan hệ quốc tế như hành vi khủng bố quốc tế, phát thanh bất hợp pháp...;
+ Các tội xâm phạm đến sự phát triển ổn định chế độ kinh tế, văn hóa và xã hội của các dân tộc, các quốc gia như tội hủy hoại môi trường sống, tội xâm phạm di sản văn hóa dân tộc, hành vi buôn lậu và di cư bất hợp pháp, tội buôn bán ma túy, tội làm tiền giả...;
Các tội xâm hại đến con người, tài sản cá nhân và tài sản quốc gia, các giá trị đạo đức xã hội như tội buôn bán con người, tội cướp biển, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy...;
Các tội phạm có tính chất quốc tế khác như tội rửa tiền, tội xâm phạm tình dục trẻ em, tội phá hoại dây cáp ngầm dưới biển..
Theo giáo sư V.P. Panốp,tội phạm có tính chất quốc tế thành 4 nhóm khác nhau:
Các tội phá hoại làm mất ổn định quan hệ quốc tế như tội phạm khủng bố quốc tế, tội bắt giữ con tin, tội đe dọa an ninh hàng không, ăn cắp tài liệu về vũ khí hạt nhân, tội ngược đãi tù binh, tội tuyên truyền bất hợp pháp;
Các tội xâm hại đến quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cùa quốc gia như tội làm tiền giả, tội buôn lậu, tội di dân bất hợp pháp, tội buôn bán ma túy và tội phá hoại môi trường;
+ Các tội xâm phạm các quyền cá nhân và tự do của con người như tội buôn bán nô lệ, mua bán phụ nữ và trẻ em, truyền bá văn hóa phẩm khiêu dâm, đồi trụy;
+ Các hành vi tội phạm được thực hiện trên biển như tội cướp biển, phá hoại dây cáp hoặc ống dẫn ngầm, hành vi không cứu hộ trên biển, tội gây ô nhiễm môi trường biển, tội xâm phạm quy chế pháp lý cùa thềm lục địa, vi phạm các quy định của ngành công nghiệp biển.
Việc đưa ra một danh mục đầy đủ, trọn vẹn các loại hình tội phạm có tính chất quốc tế là khó có thể thực hiện được nếu chỉ dựa trên các tiêu chí xác định cụ thể. Cơ sở phân định loại tội phạm có tính chất quốc tế hoàn toàn được viện dẫn từ các điều ưóc quốc tế hiện hành trong lĩnh vực hình sự là phù hợp với thực tiễn cùa đời sống quốc tế hơn cả.Xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, các loại tội phạm có tính chất quốc tế sẽ được nghiên cứu theo theo trình tự đã có của hệ thống điều ước quốc tế về hình sự, kể cả các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc chưa tham gia.Trong tương lai, với xu thế liên kết kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,việc tham gia nhiều điều ước quốc tế hữu quan của Việt Nam chắc chắn sẽ được đặt ra bởi vì đây là một trong những nhu cầu cần thiết.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận