Phân biệt phạm tội liên tục với phạm tội nhiều lần

Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau....

Về phương diện khoa học luật hình sự ngoài tội liên tục còn có phạm tội nhiều lần. Giữa 2 thuật ngữ này có rất nhiều điểm giống nhau đó là chúng đều thực hiện ít nhất 2 hành vi cùng loại, các hành vi đó xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, các hành vi đó phạm xâm hại một khách thể.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Phạm tội liên tục

- Khái niệm phạm tội liên tục: Phạm tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã hội và đều bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể thống nhất.

- Đặc điểm của phạm tội liên tục: Có hành vi cấu thành tội phạm, có hành vi không cấu thành tội phạm.

- Bản chất của phạm tội liên tục: Là đặc điểm của hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.

- Phạm vi: Phạm tội liên tục chỉ tồn tại trong một số tội danh.

Ví dụ: A và B đều ham mê cờ bạc nhưng không có tiền nên A rủ B đi trộm căp tài sản để lấy tiền đánh bạc, trong khi đang thực hiện hành vi thì A và B bị công an phát hiện và bắt giữ. Tại cơ quan công an A và B khai nhận đã thực hiện thêm 9 phi vụ trộm cắp trót lọt khác trong thời gian khoảng 1 tuần trước khi bị bắt giữ.

2. Phạm tội nhiều lần

- Khái niệm: Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị Tòa án xét xử.

- Đặc điểm của phạm tội nhiều lần: Mỗi hành vi đều thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

- Bản chất của phạm tội nhiều lần: Là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 52 Bộ luật Hình sự.

- Phạm vi: Bất kỳ tội phạm nào người phạm tội đều có thể phạm tội nhiều lần nếu hành vi phạm tội đó chưa bị phát hiện hoặc bị phát hiện rồi nhưng người thực hiện hành vi phạm tội chưa bị bắt giữ và họ tiếp tục có hành vi phạm tội tương tự.

Ví dụ: A có hành vi cướp giật điện thoại của chị B, sau đó tới đoạn đường khác A lại giật điện thoại của C nữa. Hành vi phạm tội này của A là hành vi phạm tội nhiều lần.


Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].