Tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở tính "nguy hiểm đáng kể” cho xã hội của hành vi.
Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) quy định: "1.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự".
2. Sự khác nhau giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác
Từ khái niệm về tội phạm tại Điều 8 Bộ Luật Hình sự có thể thấy một hành vi là tội phạm khi đủ các dấu hiệu: (i) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ; (ii)là hành vi có lỗi (tính có lỗi); (iii)là hành vi trái pháp luật hình sự (tính trái pháp luật hình sự); (iv)là hành vi phải chịu phạt (tính phải chịu phạt).
Tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở tính "nguy hiểm đáng kể” cho xã hội của hành vi, những hành vi vi phạm pháp luật nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm (Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự). Ranh giới này trong nhiều trường hợp được chỉ ra cụ thể trong pháp luật hình sự, khi chưa cụ thể cần phải giải thích khi áp dụng pháp luật hình sự.
3. Phân biệt tội phạm với các trường hợp không phải là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật Hình sự): là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Tình thế cấp thiết (Điều 23 Bộ luật Hình sự): là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:
Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
- Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Everest
- Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
- Hoạt động vì cộng đồng của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận