Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt

Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ thực hện, căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt.

Phạm tội chưa đạt là trường hợp vì những lý do ngoài ý muốn mà người phạm tội không thực hiện được hành vi phạm tội của mình đến cùng (chưa đạt được mục đích phạm tội).

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định của pháp luật về phạm tội chưa đạt

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") quy định về phạm tội chưa đạt như sau:

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt." (Điều 15 Bộ luật Hình sự)

Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt

1. Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện

Nếu căn vào thái độ tâm lý của người phạm tội, có thể phân tội phạm chưa đạt thành hai loại sau: (i) phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành; (ii) phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.Ví dụ: A định giết B và đã đâm B. Nhưng mới đâm được một nhát sượt qua bả vai thì bị bắt giữ,không đâm tiếp được như ý muốn. Kết quả B chỉ bị thương. Trong trường hợp này, người phạm tội biết hành vi của mình chưa thể gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: là trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng người phạm tội đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra huaaujq ủa nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra.Ví dụ: A định giết B và đã chém B nhiều nhát, chắc B chết nên không chém nữa. Nhưng B đãkhông chết do được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp này, người phạm tội tin là hành vi của mình gây ra hậu quả chết người mà mình mong muốn.

2. Căn cứ vào tính chất đặc biệt của nguyên nhân dẫn đến việc chưa đạt

Dựa vào nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội chưa đạt, có thể chia thành phạm tội chưa đạt vô hiệu và các trường hợp chưa đạt khác.

Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, với đối tượng tác động của tội phạm.

Phạm tội chưa đạt vô hiệu bao gồm 2 trường hợp sau: (i)Trường hợp thứ nhất là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi nhằm gây thiệt hại cho khách thể nhưng thực tế không gây thiệt hại được vì không có đối tượng tác động (mở trộm két của cơ quan lấy tiền nhưng không lấy được vì trong két không còn tiền) hoặc vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội tưởng là có (đưa hối lộ cho người tưởng là có chức vụ, quyền hạn nhưng thực tế người đó không có chức vụ, quyền hạn);Trường hợp thứ 2 là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng nhầm phương tiện mà người phạm tội muốn sử dụng khả năng gây ra hậu quả của tội phạm nhưng phương tiện cụ thể mà người đó đã sử dụng không có khả năng đó.Ví dụ: Vì có thù với một người nên người phạm tội đã dùng thuốc ngủ liều cao để đầu đọc cho người đó chết. Nhưng người bị đầu độc đã không chết vì người phạm tội đã dùng phải thuốc ngủ giả.

Các trường hợp phạm tội chưa đạt khác là những trường hợp không thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt vô hiệu.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].