Hoạt động phòng ngừa tội phạm được nghiên cứu nhằm mục đích kìm chế sự gia tăng, hạn chế mức độ và tính chất nghiêm trọng của tội phạm. Sự nghiêm trọng của tội phạm được phân ra nhiều mức độ khác nhau, cần có hệ thống các biện pháp khác nhau phù hợp.
Để hoạt động phòng ngừa tội phạm trở nên hiệu quả đòi hỏi cần có một hệ thống các biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh để dễ bề kiểm soát và thực hiện hoạt động phòng ngừa. Hệ thống các biện pháp phòng ngừa phù hợp vớí thực trạng và diễn biến của tội phạm và có tính khả thi cũng như phải tổ chức triển khai thực hiện được các biện pháp phòng ngừa này một cách đồng bộ và hợp lí.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải được xây dựng trên cơ sở khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện tình hình tội phạm đã xảy ra, dự báo tình hình tội phạm sẽ xảy ra và xuất phát từ các giải thích về nguyên nhân của tội phạm, trên cơ sở xác định đúng nguyên nhân của tội phạm mới có khả năng ngăn ngừa sự hình thành cũng như loại trừ dần nguyên nhân của tội phạm.Vì vậy, các biện pháp này hướng tới các thành tố có thể tạo thành nguyên nhân của tội phạm. Các thành tố này bao gồm: “tình huống tiêu cực” của môi trường và "phẩm chất tâm lí tiêu cực” của con người.
Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tội phạm cần hướng tới những người có nguy cơ phạm tội như người đã phạm tội, người đã có hành vi vi phạm v.v.., hướng tới những người hoặc tổ chức có khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như phải hướng tới khả năng phát sinh “tình huống tiêu cực” của môi trường. Đó là ba hướng tác động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Vì đa dạng về hướng tác động nên các biện pháp phòng ngừa tội phạm này tạo thành hệ thống các biện pháp khác nhau, trong đó có sự đan xen lẫn nhau, phối hợp cùng hoạt động. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể chỉ là các biện pháp đơn lẻ mà phải là hệ thống đồng bộ được tiến hành linh hoạt, kiên trì, bền vững; có sự kết hợp không chỉ của Nhà nước mà còn là sự giúp sức của toàn dân.
Các biện pháp phòng ngừa muốn trở nên hiệu quả đã được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó có tiêu chí theo tính chất tác động cảu biện pháp phòng ngừa tội phạm, tiêu chí theo nội dung tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm và tiêu chí theo phạm vi tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm. Cụ thể:
Xét về tính chất tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm có thể phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm thành 2 nhóm sau:
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản – gián tiếp:
Với mục địch trực tiếp không hướng tới các nguyên nhân “gốc rễ” mà hướng tới các vấn đề kinh tế - xã hội nhưng gián tiếp lại là cá biện pháp bao trùm, có ý nghĩ với tất cả tội phạm, giải quyết tận gốc vấn đề nguyên nhân của tội phạm. Đó là những biện pháp phát triển kinh tế, ổn định xã hội, khắc phục hạn chế, cải thiện tình hình kinh tế - xã hội như vấn đề thất nghiệp hay thất học, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư; lành mạnh hóa môi trường giáo dục, nâng cao dân trí, giáo dục pháp luật,…
Các biện pháp này tuy không tác động trực tiếp, tức thời đến nguyên nhân của tội phạm nhưng được coi là các biện pháp có tính chủ động, tích cực đúng nghĩa nhất và cũng là các biện pháp giải quyết vấn đề nguyên nhân của tội phạm một cách bền vững.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp – trực tiếp:
Các biện pháp hướng tới các “nguy cơ phạm tội” cụ thể, tác động đến các thành tố tạo thành nguyên nhân của tội phạm với nội dung cụ thể và trực tiếp là hạn chế, triệt tiêu hoặc “trung hoà” các thành tô này. Là các biện pháp nhằm tăng hiệu quả của quản lí hành chính nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như lĩnh vực kinh te- xã hội, lĩnh vực an ninh, quốc phống, lĩnh vực văn hoả, trật tự, an toàn xã hội,…
Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa này còn có thể là các biện pháp tăng cường giám sát, quản lí các đối tượng có nguy cơ phạm tội hay phạm tội lại,…Những biện pháp này hướng tới nhóm người tội phạm đã bị phát hiện, nhóm người có nguy cơ phạm tội; nhóm biện pháp này có tính cảnh báo đối với nhóm chủ thể có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm và nhóm biện pháp phòng ngừa cụ thể do chính những chủ thể này thực hiện tự giác hoặc tự phát.
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm thứ cấp - trực tiếp tuy có hiệu quả phòng ngừa tội phạm nhưng chỉ trong phạm vi giới hạn, không có tính triệt để. Do vậy, các biện pháp này có thể bị coi là các biện pháp bị động đe phân biẹt vơi tinh chủ động của các biện pháp phòng ngừa tội phạm cơ bản - gián tiếp.
Cách phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên đây được cho là cách phân loại chính và chủ yếu. Thể hiện sâu rõ được tính chất tác động, những biện pháp có tính hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Sau đây còn có tiêu chí theo nội dung tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm và tiêu chí theo phạm vi tác động của biện pháp phòng ngừa tội phạm sẽ được nói rõ ở phần 2 của bài này. Liệu nó có thật sự khả quan và mang lại kết quả tốt như tiêu chí đầu tiên mang lại?
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận