Quy định pháp luật về trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tại Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

Đối tượng bị bắt ở đây là bị can hoặc bị cáo. Đó là những người đã bị khởi tổ về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam phục vụ cho việc điều ưa, truy tố, xét xừ và thi hành án hình sự.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Căn cứ pháp lý:

Điều 113 - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (gọi tắt là BLTTHS 2015), quy định như sau:

“1.Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a)Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ auan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b)Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiếm sát quân sự các cấp;
c)Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
2.Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bẳt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiền hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3.Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”

So sánh với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể và chặt chẽ hơn căn cứ bắt tạm giam theo hướng hạn chế áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Cụ thể, chỉ có thể bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có một trong các căn cứ sau:
Bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
Bị can,bị cáo đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
Bị can, bị cáo không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
Bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
Bị can, bị cáo có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Biện pháp bắt bị can bị cáo để tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm ưọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đên 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trôn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định như sau:

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Thủ tục bắt tạm giam như sau:

-Việc bắt bị can, bị cáo phải có lệnh. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chi của người bị băt và lý do băt. Lệnh băt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
-Người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. Biên bản về việc bắt phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biên ưong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu tạm giữ và những khiếu nại của người bị băt. Biên bản phải được đọc cho người bị bãt và người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh băt, người chứng kiên phải cùng ký vào biên bân. Neu có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung của biên bản thì có quyền ghi ý kiến đó vào biên bản và ký tên.
-Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bat chửng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chửng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị ưân nơi tiến hành bắt người.
-Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc băt người đang bị truy nã. Ban đêm được tính từ 10 giờ đêm đên 6 giờ sáng.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].