Quy định về luận tội của Kiểm sát viên theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Luận tội là lời trình bày của Kiểm sát viên phân tích tội trạng, đề nghị kết tội bị cáo khi việc xét hỏi đã kết thúc, chuyển qua phần tranh luận, tranh tụng tại phiên tòa.

Việc luận tội của Kiểm sát viên được quy định tại điều 321 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ( có hiệu lực từ ngay 01/01/2018).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Căn cứ pháp lý về việc luận tội của Kiểm sát viên được quy định tại điều 321 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“ 1. Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã đươc kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

2. Nội dung luận tội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứ xác định có tội, ... xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; để nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng.

4. Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.”

Quy định về phương thức trình bày lời luận tội của Kiểm sát viên

Kiểm sát viên trình bày lời luận tội phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Kiểm sát viên phải trình bày lời luận tội, chứ không phải đọc lời luận tội chuẩn bị trước hoặc đơn giản chỉ là lời buộc tội mà không phân tích, lập luận gì. Điều đó có nghĩa rằng lời luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào kết quả xét hỏi, những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa.

Nếu Kiểm sát viên không thực hiện phân tích đánh giá chứng cứ, phân tích yêu cầu áp dụng pháp luật thì Chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu Kiểm sát viên thực hiện điều đó.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Quy định về nội dung lời luận tội của Kiểm sát viên

Thứ nhất, nội dung lời luận tội của Kiểm sát viên phải phân tích, đánh giạ các chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, hậu quả gây ra, vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đề xuất áp dụng pháp luật và vận dụng chính sách xử lý cho phù hợp; khi nêu hành vi phạm tội phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh, bảo đảm tính lôgic và sắc bén.

Thứ hai, nội dung lời luận tội của Kiểm sát viên phải phân tích, phê phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo; phân tích bác bỏ những quan điểm không có căn cứ, không phù hợp với vụ án của những người tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ chính sách pháp luật, thể hiện tính đấu tranh và tính thuyết phục của bản luận tội. Khi phân tích bác bỏ các quan điểm không phù hợp phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh.

Thứ ba, phải xác định rõ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, tuyên truyền giáo dục pháp luật, góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật. Kiểm sát viên phải phân tích, phê phán hành vi và thủ đoạn thực hiện tội phạm, những nhận thức lệch lạc, sai trái của bị cáo để lên án trước dư luận; đồng thời rút ra những bài học cảnh giác trong nhân dân và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa để khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong công tác quản lý kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, nội dung này phải phù hợp với thực tế của vụ án, tránh cường điệu, lan man, xa rời thực tiễn; cần gắn chặt với yêu cầu chính trị chung và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, phục vụ tốt cho việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng chống loại tội phạm đó nói riêng.

Thứ tư, đề nghị áp dụng về hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt hại (nếu có), xử lý vật chứng, đảm bảo chính xác theo điều, khoản, điểm của Bộ luật Hình sự.

Khuyến nghị:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected].