Quy định về tịch thu tài sản trong luật hình sự

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng...

Tịch thu tài sảnhình phạt bổ sung, tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án về tội nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng sung quỹ Nhà nước.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


1. Quy định của pháp luật về tịch thu tài sản

Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là 'Bộ luật Hình sự') quy định về tịch thu tài sản như sau: "Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống".

2. Phân tích quy định về tịch thu tài sản

- Tịch thu tài sản được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật Hình sự quy định. Trong phần các tội phạm, tịch thu tài sản có thể được quy định riêng như đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (Quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự) hoặc được quy định là chế tài lựa chọn cùng với phạt tiền (khi là hình phạt bổ sung) như đối với một số tội xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, tội mua bán người, tội phạm về ma túy… Cách thức quy định tịch thu là tài sản cùng với sự phát triển trong chế tài lựa chọn tạo khả năng pháp lý cho việc giải quyết của tòa án phù hợp với từng trường hợp phạm tội cụ thể.

- Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án, tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 45 Bộ luật Hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.

Bài viết thực hiện bởi luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].