Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử khi có dấu hiệu phạm tội được quy định tại Điều 192, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật
Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Quy định về khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện được quy định cụ thể tại điều 195, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Quy định về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét được quy định cụ thể theo điều 198, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong tại điều 199.
Khám xét là biện pháp điều tra có tính hiệu quả. Hoạt động khám xét cần bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, đồng thời bảo đảm tính bí mật, bất ngờ. Vì vậy người có thẩm quyền khám xét cần là những người nắm rõ các quy định của pháp luật.
Việc khám xét người là hoạt động nhằm mục đích điều tra vụ án, nhằm thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án hoặc các tài liệu, đồ vật bất hợp pháp khác như tài liệu phản động, tranh ảnh đôi trụy được quy định cụ thể tại điều 194, Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015.