Quy định về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Quy định về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét được quy định cụ thể theo điều 198, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Mục đích của khám xét nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vì vậy nên Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chặt chẽ về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý của việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét

Điều 198, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét như sau:

“(1). Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
(2). Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ”.

Bình luận về quy định tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.

Mục đích của khám xét nhằm thu thập chứng cứ phục vụ cho việc điều tra, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Các đồ vật, tài liệu phát hiện trong quá trình khám xét có thể là tài liệu, vật chứng có liên quan trực tiếp đến vụ án hoặc các đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành như tài liệu phản động, chống phá nhà nước Việt Nam, tài liệu đồi trụy.... Do đó, khi khám xét, phát hiện những tài liệu, đồ vật nêu trên, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án.

Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
Quy trình của việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.

Khoản 2, điều 198, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể là khi tạm giữ đồ vật, tài liệu phải lập thành biên bản theo quy định của pháp luật (Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự).

Trong biên bản nêu rõ loại đồ vật, tài liệu, số lượng, tình trạng đồ vật, tài liệu...

Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản bàn giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:


  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].