Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong tại điều 199.
Về nguyên tắc, tất cả phương tiện, đồ vật, dữ liệu điện tử thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là tài sản của cá nhân, tổ chức, cơ quan bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phục vụ cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự.
Về căn cứ pháp lý theo luật quy định
Điều 199 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong như sau:
“(1). Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. (2) Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”.
Điều 200, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ như sau:
“Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.
Thứ nhất, quy định về trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong.
Các phương tiện, đồ vật, dữ liệu điện từ ... nêu trên có thể là chứng cứ của vụ án, có thể bị tịch thu tiêu hủy, tịch thu sung công quỹ Nhà nước hay có thể trả lại cho người chủ sở hữu hợp pháp theo quy định của pháp luật. Do đó các phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bào quản nguyên vẹn.
Luật nghiêm cấm mọi hành vi phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện từ, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Người nào nếu có các hành vi nêu trên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 385 Bộ luật hình sự quy định về Tội vi phạm niêm phong, kê biên tài sàn, phong tỏa tài khoản).
Thứ hai, quy định về trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ.
Điều 200, Bộ luật tố tụng năm 2015 quy định về trách nhiệm của những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét, người trong tổ công tác thi hành lệnh khám xét, người thu giữ, tạm giữ.
Việc khám xét, như trên đã bình luận, tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định. Do đó, việc ra lệnh khám xét, thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ phải tuyệt đối tuân theo pháp luật.
Trong trường hợp người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cùa luật.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận