Sự có mặt của Điều tra viên theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác được quy định tại điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Luật số: 101/2015/QH13.

Điều tra viên và những người khác là một trongnhững người tham gia tố tụng, vậy họ có các quyền và nghĩa vụ phải tuân theo theo quy định của luật tố tụng hình sự, trong đó có nghĩ vụ có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Thứ nhất, về quy định tại Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 296. Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác

Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

Thứ hai, bình luận về Điều 296 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

"Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên

1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này."

Vậy bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định về sự có mặt của điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác có mặt tại phiên tòa là nghĩa vụ của họ nên việc yêu cầu triệu tập họ để đổi chất, làm rõ khi bị cáo khai bị dừng nhục hình, ép cung... rất khó được chấp nhận nên nhiều phán quyết của tòa dễ dẫn đến oan sai. Thực tiễn xét xử thời gian gần đây cho thấy tồn tại nhiều án oan sai trong đó có việc điều tra viên dùng nhục hình, bức cung. Vì vậy, trong trường hợp này, Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 quy định về sự có mặt của những người tiến hành tố tụng tại phiên xét xử là cần thiết. Tòa án phải triệu tập họ đến để làm rõ các tình tiết của vụ án, làm căn cứ cho việc ra bản án đúng pháp luật. Có như vậy, tòa mới thực hiện chức năng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân theo đúng Hiến pháp năm 2013.

Trong trường hợp bị cáo phản cung cho rằng bị điều tra viên, Kiểm sát viên bức cung, dùng nhục hình hay luật sư kiến nghị về những vi phạm thủ tục tố tụng, vụ án có những dấu hiệu oan sai..., Tòa án phải triệu tập điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên xử. Theo đó, họ phải có mặt tại tòa để làm rõ những vấn đề có liên quan đến các hoạt động tổ tụng trong những giai đoạn điều tra, truy tố mà bị cáo đã phản cung (cho rằng đã bị bức cung, dùng nhục hình...) nhằm chứng minh các hoạt động tố tụng do mình thực hiện đúng trình tự thủ tục luật định.

Nếu họ không chấp hành giấy triệu tập hoặc có mặt tại phiên tòa nhưng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm chứng minh các hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục luật định thì các chứng cứ do họ thu thập không có giá trị để buộc tội bị cáo tại phiên xét xử công khai. Luật có quy định như vậy mới ngăn chặn được án oan, hệ quả của việc xử “án tại hồ sơ" đã tồn tại trước khi có chủ trương cải cách tư pháp.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].