Tạm giữ theo thủ tục Tố tụng hình sự

Tạm giữ được quy định cụ thể tại Điều 117, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (gọi tắt là BLTTHS), do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra; để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lí:

Điều 117 BLTTHS năm 2015, quy định:
“1.Tạm giữ có thê áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2.Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điêu 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
3.Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
4.Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiêm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyểt định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.”

Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do người có thâm quyền áp dụng đổi với những người giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đổi với người bị bắt theo quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh, và để quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trà tự do cho người bị bắt.

Đối tượng bị áp dụng

Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ gồm nhưng người sau: người giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Mục đích tạm giữ là: Nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn việc điều tra, xác minh, và để quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt.

Thẩm quyền áp dụng

Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ là những người được ra lệnh tạm giữ quy định tại Điều khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bao gồm những người sau đây:
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chổng ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cành sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Để phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung thẩm quyền bắt khẩn cấp, tạm giữ chõ một số chủ thể thuộc Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư.

Thủ tục tạm giữ

Bộ luật Tố tụng hình sự quy định cụ thể thủ tục tạm giữ, việc tạm giữ phải có lệnh tạm giữ của người có thẩm quyên. Lệnh tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chi của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Nếu việc tạm giữ không có lệnh tạm giữ của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có quyền yêu cầu trả tự do cho họ.

Lưu ý khi áp dụng biện pháp tạm giữ

Để bảo đảm công tác giám sát giam giữ, tránh vi phạm quyền tự do, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Bộ luật Tổ tụng hình sự quy định trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nêu xét thấy việc tạm giữ có căn cư hoặc cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giữ, còn nểu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].