Tạm hoãn xuất cảnh

Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn, cụ thể đó là biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh.

Trước thực trạng bị can, bị cáo, đặc biệt là người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố lợi dụng sơ hở, xuất cảnh ra nước ngoài để bỏ trốn, gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh tin báo, tố giác tội phạm, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015)đã bổ sung biện pháp ngăn chặn Tạm hoãn xuất cảnh để tạo cơ sở pháp lý nhằm khắc phục tình trạng này
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Cơ sở pháp lí của tạm hoãn xuất cảnh

Điều 124 BLTTHS 2015 quy định về tạm hoãn xuất cảnh như sau:
“1.Có thể tạm hoãn xuất cảnh đổi với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó tron hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b)Bị can, bị cáo.
2.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
3.Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điểu tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.”
Đây là biện pháp ngăn chặn mới được bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện và xử lý tội phạm, phù hợp với Luật nhập cành, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Biện pháp tạm hoãn xuât cảnh được áp dụng đối với: người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo.

Căn cứ áp dụng

Căn cứ áp dụng biện pháp này là: Khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố cản trở hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đối với bị can, bị cáo thì đương nhiên bị tạm hoãn xuất cảnh.

Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh

Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: Thủ trường, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, quyết định tạm hoãn xuât cảnh phải được Viện kiêm sát cùng câp phê chuẩn trước khi thi hành;
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
Chánh án, Phố Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh

Điều luật cũng quy định: Thời hạn tạm hoãn xuất cành không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: [email protected].