Thành phần hội đồng xét xử gồm những ai?

Thành phần hội đồng xét xử được quy định tại điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018).

Trong mỗi phiên tòa thì hội đồng xét xử là những người không thể thiếu dược không những thế, chứng họ là những người quyết định đến một vụ án có được xử đúng theo pháp luật hay không.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý theo điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thành phần hội đồng xét xử

“1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thấm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán".

Vai trò của Hội thẩm

Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đây đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội.

Một trong những nguyên tắc cơ bản cùa tổ tụng hình sự là việc xét xử của Tòa án phải có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân, Tòa án phải xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Đâỵ là sự kết hợp giữa tính chuyên nghiệp của Thẩm phán và tính đại diện cho quần chúng của Hội thẩm; đảm bảo cho bản án, quyết định của Tòa án đúng pháp luật và thể hiện được lợi ích chung của xã hội. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử không nhất thiết phải là người cùng ngành, nghề, dân tộc, tôn giáo với bị cáo, nhưng trong vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, thì cần có hội thẩm nhân dân là người cùng dân tộc, cùng tôn giáo với bị cáo.

Nếu vụ án có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, một nghề hoặc việc xét xử có tác dụng giáo dục cán bộ, nhân viên của một ngành thì cũng nên có hội thẩm nhân dân là người trong ngành đó. Trong trường hợp, bị cáo xét xử là người chưa thành niên thì phải thực hiện quy định là Hội đồng xét xử phải có hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.

“Có thể” có nghĩa là không bắt buộc, cho nên những trường hợp này sẽ do Tòa án quyết định. Thực tế, thường là những trường hợp sau:

Vụ án có tính chất phức tạp do có nhiều bị cáọ, nhiều người bị hại, nhiều người làm chứng, nhiều chứng cứ phải xem xét, phải xét xử trong nhiều ngày;

Vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, cần có thêm hội thẩm nhân dân là những người trong dân tộc, trong tôn giáo,...

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hình phạt tử hình là hình phạt được quy định trong điều, khoản của Bộ luật chứ không phải là hình phạt mà Tòa án sẽ tuyên, vì trước khi xét xử, Tòa án không được quyết định trước về hình phạt.

Ngoài thành phần Hội đông xét xử chính thức, tại phiên tòa còn có thể có Thẩm phán và Hội thẩm dự khuyết để thay thế Thẩm phán hay Hội thẩm khi cần thiết. Thành phần Hội đồng xét xử chính thức và các thành viên dự khuyết đều phải được ghi vào quyết định đưa vụ án ra xét xử và phải được công bố trong thủ tục bắt đầu phiên tòa để người tham gia tố tụng, đại diện Viện kiểm sát thực hiện yêu cầu thay đổi theo quy định chung.

Thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm

Về nguyên tắc chung Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm.

Khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đánh giá tính chất đúng đắn của bản án sơ thẩm và trong phạm vi quyền hạn cùa mình, khắc phục những thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm. Do đó, Hội đông xét xử phúc thẩm phải gồm ba thẩm phán và Tòa án cấp phúc thẩm không được thay thế thẩm phán bằng hội thẩm nhân dân.

Trong những trường hợp cần thiết, Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Đó là khi Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy thành phần của Hội đồng xét xử phúc thẩm như vậy là cần thiết do vụ án có tính chất phức tạp như: có đông bị cáo, vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo,...

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].