Thế nào là tội sản xuất trái phép chất ma tuý?

Tội sản xuất trái phép chất ma tuý được quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội sản xuất trái phép chất ma tuý như sau: “1. Người nào sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam; e) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam; g) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam; h) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít; i) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản 2 Điều này; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam; c) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam; d) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam; đ) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít; e) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản 3 Điều này. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên; b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên; c) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên; d) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên; đ) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 4 Điều này. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Như vậy, cấu thành tội phạm của tội sản xuất trái phép chất ma tuý như sau:

1. Đối tượng của tội phạm.

Đối tượng của tội phạm này là các chất ma tuý, các nguyên liệu thực vật có chứa chất ma tuý và các tiền chất ma tuý.

2. Chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

3. Mặt khách quan của tội phạm.

Hành vi của tội phạm là hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào. Đó là những hành vi tham gia vào quá trình tạo ra chất ma tuý. Quá trình này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và người phạm tội không đòi hỏi phải là người có hành vi tham gia vào toàn bộ quá trình mà chỉ cần có hành vi tham gia vào bất kì công đoạn nào.

Ví dụ: Lấy nhựa cây cần sa, cây thuốc phiện, chiết xuất dầu cần sa, cao cô ca, điều chế nhựa thuốc phiện thành moóc phin, từ moóc phin thành hêrôin. Hoặc pha chế trộn các chất ma tuý tạo thành hỗn hợp ở thể rắn hay thể lỏng.

4. Mặt chủ quan của tội phạm.


Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý là hành vi trái phép và gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vì mục đích thương mại hay lợi ích cá nhân khác mà vẫn cố tình thực hiện.

Nguồn bài viết: http://luathoc.cafeluat.com
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2, NXB.Công an nhân dân, 2007




Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].