Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, càng làm xuất hiện thêm nhiều tội phạm mới có mức độ nguy hiểm với những thủ đoạn tinh vi. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm cần dựa trên thực trạng của tội phạm.
Thực trạng củạ tội phạm làtình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính chất.
1. Thực trạng của tội phạm xét về mức độ
Thực trạng của tội phạm xét về mức độ được phán ánh qua các thông số: Tổng các tội phạm đã xảy ra và tổng những người đã phạm các tội đó trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định.
Ngoài ra, thuộc về các thông số phản ánh thực trạng của tội phạm xét về mức độ còn có thể là tổng các nạn nhân. Thông số này chỉ đặt ra đối với một số nhóm tội và tội nhất định như nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ với tội danh cụ thể như tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc như nhóm tội xâm phạm tình dục với tội danh cụ thể như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm. Như vậy, đơn vị tính của tổng phản ánh mức độ của tội phạm ở tất cả các trường hợp là: “tội phạm đã xảy ra” và “người phạm tội”.
Tuy nhiên, tổng tội phạm cũng như tổng người phạm tội đã bị kết án có hiệu lực pháp luật và đã được thể hiện trong thống kê tội phạm mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng của tội phạm xét về mức độ. Đó là thực trạng xét về mức độ của tội phạm rõ. Thực trạng thực xét về mức độ còn bao gồm thực trạng xét về mức độ của tội phạm ẩn còn lại.
Công cụ hỗ trợ việc mô tả thực trạng của tội phạm xét về mức độ có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ. Đây là hai hình thức trình bày các số liệu thống kê có tính khoa học - hệ thống và rõ ràng, giúp người nghiên cứu dễ dàng phát hiện ra những biểu hiện có tính quy luật, tính bản chất để đưa ra đánh giá chính xác thực trạng của tội phạm xét về mức độ.
2. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất
Đây là đặc điểm thứ hai của thực trạng của tội phạm. Đặc điểm này được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm.
Tội phạm là thể thống nhất của các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian xác định, trong đó tồn tại đan xen các hệ thống thống nhất khác nhau. Mỗi hệ thống thống nhất này là một loại cơ cấu của tội phạm theo một đặc điểm nhất định của tội phạm. Xem xét cơ cấu là xem xét tỉ trọng của từng bộ phận của mỗi cơ cấu để từ đó có thể rút ra được những nhận xét nhất định về tính chất của tội phạm. Như vậy, nhũng cơ cấu của tội phạm có thể được xem xét là những cơ cấu có thể phản ánh ở mức độ nhất định thực trạng của tội phạm xét về tính chất. Cụ thể có thể là những cơ cấu sau:
- Cơ cấu theo các chương tội phạm của BLHS: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc tùng chương cũng như tỉ trọng người phạm tội của các tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo các tội danh (tội cụ thể) của BLHS: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng tội phạm đã thực hiện thuộc từng tội danh cũng như tỉ trọng người phạm tội của tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo 4 loại tội - Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 BLHS): Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm đã thực hiện thuộc từng loại tội cũng như tỉ trọng người phạm tội của các loại tội đó so với tổng thê.
- Cơ cấu theo 2 loại tội - Tội cố ý, tội vô ý: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của tội phạm cố ý, tội phạm vô ý đã thực hiện cũng như tỉ trọng người phạm tội củạ các loại tội đó so với tổng thể.
- Cơ cấu theo đơn vị không gian xảy ra tội phạm: Đó là cơ cấu theo địa phương hoặc ngành, lĩnh vực.
- Cơ cấu theo hình thức thực hiện - Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm hay đồng phạm có tổ chức: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các hình thức phạm tội (đặc biệt là hình thức phạm tội có tổ chức) so với tổng thể.
- Cơ cấu theo loại (và mức) hình phạt đã tuyên: Theo cơ cấu này phải xác định tỉ trọng của các loại hình phạt đã áp dụng (đặc biệt là hình phạt tử hình, tù chung thân và hình phạt tù ở mức cao) so với tống thể.
- Cơ cấu theo một số đặc điểm của hành vi phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm của hành vi phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Công cụ, phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian, địa điểm phạm tội; hoàn cảnh, động cơ cũng như lí do dẫn đến hành vi phạm tội…
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội: Theo cơ cấu này thì đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần được xác định và thống kê trước hết là: Người phạm tội là người chưa thành niên, là người tái phạm, tái phạm nguy hiểm,…
- Cơ cấu theo một số đặc điểm nhân thân của nạn nhân: Theo cơ cấu này thì nạn nhân cần được xác định và thống kê trước hết là phụ nữ, trẻ em..
Công cụ hỗ trợ việc mô tả cơ cẩu của tội phạm có thể được sử dụng là các bảng số liệu và các loại biểu đồ cũng giống như khi mô tả thực trạng của tội phạm xét về mức độ.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:[email protected].
Bình luận