Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò là nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Tình huống xét về mặt chủ quan chính là mối tương quan là sự so sánh và đánh giá của người phạm tội với đối tượng phạm tội và với nạn nhân. Tình huống chỉ xuất hiện trong thực tế khi trong sự đánh giá đó thì sự mạo hiểm của việc thực hiện tội phạm được giảm xuống ở mức thấp nhất.
1. Phân loại tình huống:
Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể thì có thể chia thành:
Thứ nhất, tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài làm chủ thể cảm thấy bế tắc, không lối thoát. Thực tế đây cũng được coi là một trạng thái tâm lý của người phạm tội.
Ví dụ trong trường hợp người chồng thường xuyên uống rượu bia rồi về nhà đánh đạp vợ con, chuyện này diễn ra liên tục và trong một khoảng thời gian dài làm người vợ luôn phải sống trong tình trạng bức xúc, căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó, hành vi này lại lặp lại dẫn đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và có hành vi giết chết người chồng.
Thứ hai, tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng.
Ví dụ: Người phạm tội đi công tác về bất ngờ chứng kiến cảnh vợ đang ngoại tình trong nhà đã không kiềm chế được và thực hiện hành vi giết vợ. Đây là tình huống xảy ra nhanh chóng khi người chồng vì qua bức xúc, tức giận đã không thể kiềm chế bản thân mình.
Thứ ba, tình huống dễ dàng, thuận lợi.
Ví dụ: Người phạm tội tình cờ đi ngang qua nhìn thấy chủ tài sản đã sơ hở để xe máy trên vỉa hè mà không khoá xe máy, chìa khoá vẫn cắm ở ô khoá nên nảy sinh lòng tham và đã có hành vi trộm cắp xe máy.
Theo nguồn gốc xuất hiện thì có thể chia tình huống thành tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên và tình huống do hành vi con người tạo ra.
Thứ nhất, tình huống phát sinh do thảm hoạ tự nhiên (như do bão, lũ lụt, động đất, núi lửa, sóng thần...).
Ví dụ: Bão đã đánh sập ngôi nhà dân trong khi chủ nhà không có mặt ở đó, một số người khác đã nhân cơ hội này có hành vi chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu.
Thứ hai, tình huống do con người tạo ra.
Ví dụ: Người phạm tội đã giả danh đại diện của công ti xuất khẩu lao động tiếp xúc với những người có nhu cầu xuất khẩu lao động để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của họ.
2. Vai trò của tình huống trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm.Một số tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.
Ví dụ: Hành vi ngoại tình, phản bội vợ của người chồng đã làm xuất hiện và hình thành động cơ ghen tuông, thù hận, từ đó nảy sinh ý định giết chồng ở người vợ và sau đó người vợ đã đầu độc cho người chồng chết.
Bên cạnh đó, lại có tình huống chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội (đã có sẵn động cơ) thực hiện tội phạm được dễ dàng, nhanh chóng và không cỏ ảnh hưởng gì đến việc xuất hiện và hình thành động cơ phạm tội. Trong trường hợp này, tình huống đóng vai trò như là cơ hội phạm tội.
Ví dụ: Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định cướp tài sản. A giấu dao vào người rồi đi ra ngoài đường. Đến cửa hàng bán quần áo, nhìn thấy cửa hàng vắng vẻ, chỉ có một người bán hàng ở đó, đường phố không có người qua lại, A đã dùng dao khống chế người bán hàng cướp tiền.
Tóm lại, tình huống trên thực tế xảy ra rất đa dạng. Việc tìm hiểu kĩ về loại tình huống có vai ữò rất quan trọng trong phòng ngừa tội phạm, nhất là trong việc cảnh báo người dân về những nguy cơ có thể xảy ra, từ đó làm cho người dân có ý thức bảo vệ tài sản công cũng như tự bảo vệ bản thân và tài sản của chính mình cũng như những quyền lợi chính đáng khác.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận