Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự.

Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.

.
Luật sưtư vấn pháp luậthình sự - Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung làm rõ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính xã hội của tội phạm.

Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Việc nghiên cứu tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính xã hội của tội phạm có thể được thực hiện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ triết học:

Với tư cách là một hiện tượng xã hội, tội phạm cũng có thể được phân thành hai chất: chất tự nhiên và chất xã hội. Theo đó:
Chất tự nhiên của tội phạm (đặc tính tự nhiên) đó là những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan của mình - đó chính là các yếu tố thực tế của hành vi.Chất xã hội (đặc tính xã hội) của tội phạm đó chính là tính nguy hiểm cho tội phạm của tội phạm. Hay nói cách khác là đánh giá của xã hội đối với hành vi thực tế được thực hiện.Phân tích tội phạm thành hai đặc tính tự nhiên và xã hội là cơ sở phương pháp luận để lý giải nhiều vấn đề quan trọng của tội phạm.

Với tư cách là một chất tự nhiên - tội phạm bao gồm những dấu hiệu vật chất mang tính khách quan mà chúng ta có thể nhận biết được bằng các giác quan, chúng chịu sự tác động của các quy luật tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học… và không phụ thuộc vào các hình thái kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở để cho phép chúng ta phân biệt tội phạm này với tội phạm khác trong luật hình sự.

Với tư cách là một chất xã hội (tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm): tội phạm chỉ có thể nhận biết bằng tư duy và chúng chịu sự tác động của các quy luật xã hội, đặc biệt là lợi ích, quan điểm của giai cấp thống trị và vì vậy biến đổi qua các hình thái kinh tế - xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội, là thuộc tính chung, giống nhau của mọi tội phạm.
PGS-TS Trần Văn Độ cũng đã viết: “Tính nguy hiểm cho xã hội là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội bao gồm những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi và đặc tính xã hội của những dấu hiệu đó. Nếu chúng ta nhận biết được những dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi bằng các giác quan thì đặc tính xã hội của chúng chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các dấu hiệu thực tế khách quan mà thiếu sự đánh giá các đặc tính xã hội của nó thì không thể khẳng định đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không”.

Với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm do vậy nó có tính lịch sử - có nghĩa là chúng xuất hiện, biến đổi và mất đi theo những hoàn cảnh và thời điểm nhất định. Điều này cho phép chúng ta lý giải tại sao cùng một hành vi nhưng ở trong nhà nước này, thời điểm này thì nó được coi là tội phạm, còn ở nhà nước khác hoặc thời điểm khác thì nó không bị coi là tội phạm hoặc chỉ là hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự…; hoặc trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã có sự biến đổi theo thời gian.

Như vậy, dưới góc độ triết học cho phép chúng ta đưa ra kết luận: tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.

.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198

Phạm vi hành nghề của luật sư trong lĩnh vực hình sự:

(i) Dịch vụ tranh tụng: Luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo) và người bị tố giác (tố cáo); người bị tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bị can, bị cáo trong toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp;

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền lợi hợp pháp hoặc người đại diện cho người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

(ii) Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng trong lĩnh vực hình sự.Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp lý có liên quan đến lĩnh vực hình sự: hành chính, dân sự, hôn nhân, gia đình, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, tài chính, kế toán… và nhiều lĩnh vực khác.

(iii) Đại diện theo ủy quyền: Trong lĩnh vực hình sự, luật sư có thể đại diện cho khách hàng ngoài tố tụng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iv) Dịch vụ pháp lý khác: Liên quan tới lĩnh vực hình sự, luật sư giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính, tư pháp; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật1900 6198, E-mail:[email protected].