Tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật

Khi có một nguy cơ đang đe dọa gây ra một thiệt hại nào đó, để ngăn chặn thiệt hại xảy ra, pháp luật cho phép có quyền gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn.

Trong pháp luật hình thì tình thế cấp thiết là một trong các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại bên cạnh các tình tiết khác như phòng vệ chính đáng, bắt giữ người phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi ro trong sản xuất…

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Theo Điều 23 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tình thế cấp thiết như sau:

- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

- Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

- Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của bản thân cũng như của người khác mà không còn cách nào khác nên phải gây ra thiệt hại nhỏ hơn.

Tình thế cấp thiết được đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa cái cần thiết và cái có thể, cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết đó.

Trong luật hình sự, điều kiện hợp pháp của tình thế cấp thiết bao gồm 2 loại, đó là loại điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm và loại điều kiện về tính chất của hành vi khắc phục nguy hiểm.

Ngoài quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tình thế cấp thiết còn được quy định trong tại Điều 171 Bộ luật dân sự năm 2015.

Theo Điều 171 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết như sau:

- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.

- Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.

- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này.

Như vậy, theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tình thế cấp thiết thì tình thế cấp thiết không chỉ xác định việc gây thiệt hại không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà còn xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này là không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản của mình.

Luật gia Nguyễn Thu Trang - Tổ tư vấn trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email: [email protected], [email protected].