Tội bạo loạn theo quy định của Bộ luật Hình sự

Tội bạo loạn là trường hợp người phạm tội đã có hành vi “hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chính quyền nhân dân”.

Điều 112 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là 'Bộ luật Hình sự') quy định về tội bạo loạn như sau: Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; -2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; -3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm..

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Như vậy, tội bạo loạn là trường hợp người phạm tội đã có hành vi “hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống lại chính quyền nhân dân”. Theo đó, tội phạm này đòi hỏi các dấu hiệu pháp lý sau:

1. Khách thể của tội bạo loạn

Tội phạm này xâm phạm đến vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, và đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng và tài sản của người khác.

2. Chủ thể của tội
bạo loạn

Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Mặt khách quan của tội
bạo loạn

Hành vi khách quan của tội phạm này đòi hỏi dấu hiệu là một trong hai hành vi: hành vi hoạt động vũ trang hoặc hành vi dùng bạo lực có tổ chức.

- Hành vi hoạt động vũ trang được hiểu là hoạt động tập hợp đông người có trang bị vũ khí, có thể là vũ khí thô sơ hoặc vũ khí quân dụng. Đây là hoạt động dùng vũ lực một cách công khai nhằm vào các cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước,…

- Hành vi dùng bạo lực có tổ chức là hành vi sử dụng sức mạnh tuy không có vũ khí nhưng có sự liên kết, phối hợp đồng thời của nhiều người theo chỉ đạo chung.

Đối tượng của 2 hành vi nói trên cùng nhắm tới là trụ sở cơ quan nhà nước, doanh trại quân đội, kho tàng, người thi hành công vụ,….

Hành vi cụ thể của hai hoạt động này có thể là hành vi bắn phá, cho nổ bộc phát hoặc chỉ là bao vây, chiếm đóng trụ sở của cơ quan nhà nước, hoặc là bắt giam, tra tấn cán bộ, công chức,….

4. Mặt chủ quan của tội
bạo loạn

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thể hiện cụ thể là nhằm gây khó khăn cho chính quyền trong việc giữ gìn an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, làm suy yếu chính quyền nhân dân.

Dấu hiệu mục đích này cho phép phân biệt tội bạo loạn với các tội khác như tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự), tội chống người thi hành công vụ (Điều 330 Bộ luật Hình sự).

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].