Hành vi gây ô nhiễm môi trường là hành vi xâm phạm đến môi trường mà qua đó để lại tác động tiêu cực đến môi trường sống, làm môi trường trở nên độc hại...
Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội gây ô nhiễm nguồn nước như sau: “1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
1.Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là chủ thể đặc biệt. Có nghĩa là những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì đều có thể trở thành chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường. Cá nhân phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Ngoài ra theo quy định của BLHS 2015 thì Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường cũng có thể bị xử lý hình sự về tội danh này. Đây là một quy định mới của BLHS 2015 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh tội phạm đối với các hành vi xâm phạm môi trường sống, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tổ chức.
2.Khách thể của tội phạm
Tội gây ô nhiễm môi trường là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bao gồm tổng hợp tất cả các hành vi xâm phạm đến bầu khí quyển, nguồn đất, nguồn nước.
3. Mặt khách quan của tội phạm
a.Hành vi phạm tội
Theo quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì liệt kê cụ thể các hành vi được xem là phạm tội gây ô nhiễm môi trường như sau:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
Mỗi hành vi tương ứng với một mức định lượng cụ thể để làm căn cứ xác định việc xử lý hình sự hay chỉ xử phạt hành chính. Điều này sẽ khiến cho việc áp dụng trên thực tế chính xác và dễ hơn bởi tránh tình trạng phải giải thích ở quá nhiều văn bản hướng dẫn về hậu quả nghiêm trọng như trước đây.
b.Hậu quả
Hậu quả không còn là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu hành vi gây ô nhiễm không khí chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi đó vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Bởi hậu quả từ các hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra trong một thời gian rất dài, và để lại hậu quả âm ỉ nên khó lòng đánh giá được trực tiếp trong một sớm một chiều.
4.Mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi thải vào môi trường các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ người phạm tội không cố ý nhưng sau khi đã bị xử phạt hành chính, họ vẫn cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và dấu hiệu này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nên tội phạm này phải được coi là do cố ý.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận