Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật

Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức vụ quyền hạn nhưng đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lện hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội phạm

Điều 355, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, vổ sung năm 2017) quy định về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản như sau:

“(1) Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: (a) Đã bị xử lý kỹ luật về hành vi này mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục ỉ Chưong này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. (2) Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đen 13 năm… (5) Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Khách thể của tội phạm

Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm hại sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội và quan hệ sở hữu (sở hữu của công dân).

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau:

- Thủ đoạn phạm tội: lạm dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là người phạm tội đã làm một việc vượt quá quyền hạn của mình để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Phương tiện phạm tội, tương tự như các tội liên quan đến tội phạm tham nhũng, Bộ luật hình sự năm 2015 đã tăng mức định lượng giá trị tiền, tài sản bị chiếm đoạt ở tình tiết định tội và định khung tăng nặng trong tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:

+ Đối với khung định tội: tăng từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng (trong Bộ luật hình sự năm 1999 trước đây) lên 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

+ Đối với khung tăng nặng: tăng định lượng giá trị tiền, tài sản chiếm đoạt ở khung tăng nặng từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng lên 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho hình phạt từ 06 năm đến 13 năm; từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng lên mức từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng cho hình phạt từ 13 năm đến 20 năm; từ 500.000.000 đồng lên 1.000.000.000 đồng đối với hình phạt tù 20 năm hoặc chung thân.

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng bổ sung thêm tình tiết định khung tăng nặng đối với trường hợp “gây thiệt hại về tài sản" (chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 1999) với các mức định lượng giá trị như sau: gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng (phạt tù từ 06 năm đến 13 năm); gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng (phạt tù từ 13 năm đến 20 năm); gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên (phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân).

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể tội phạm là người có chức vụ quyền hạn.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp.

Về hình phạt của tội phạm

Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 355 thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

Các tình tiết tăng nặng: tương tự với các tội phạm tham nhũng khác, trong tình tiết tăng nặng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “gây thiệt hại về tài sản” và sửa đổi tình tiết “phạm tội nhiều lần” thành “phạm tội 02 lần trở lên”.

(i) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sàn trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

(ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
+ Dần đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(iii) Phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (trong Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt bổ sung chỉ ở mức “người phạm tội bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng”).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].